Hiển thị các bài đăng có nhãn in bao bi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in bao bi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Thu hút khách hàng từ nhãn hiệu hàng hóa


Nhãn hiệu hàng hóa là những hình ảnh, thông tin được in, khắc lên sản phẩm, bao bì, nhãn mác… nhằm phân biệt sản phẩm của từng nhãn hàng trên thị trường.

Trong các hoạt động kinh doanh ngày nay, nhãn hiệu hãng hoá là một phần không thể thiếu đối với các công ty. Tuy nhiên, để nhãn hiệu hàng hoá thực sự có thể giúp sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh thì không phải công ty nào cũng thực hiện được

Nếu công ty có một nhãn hiệu hàng hoá uy tín, đi sâu vào tâm trí khách hàng thì công ty sẽ có vị thế vững chắc trên thị trường, nhờ đó việc mở rộng thị trường hay tìm kiếm thị trường mới cũng dễ dàng hơn nhiều. Nhãn hiệu hàng hoá ngoài tính độc đáo, dễ phân biệt, dễ nhớ thì một yêu cầu đặt ra là phải thể hiện được chất xám cũng như công nghệ kỹ thuật của nhà sản xuất đầu tư vào sản phẩm của mình.

Nhãn hiệu hàng hoá luôn là sự quan tâm hàng đầu khi khách hàng đi mua sám một sản phẩm nào đó. Rất nhiều công ty không biết hay lúng túng khi tạo dựng cho sản phẩm của mình một nhãn hiệu hàng hoá riêng.
Nhiều công ty thường đặt tên cho sản phẩm của mình một cách tự nhiên, không có sự nghiên cứu, tiếp cận thị trường để tìm hiểu kỹ sở thích hay sự quan tâm của khách hàng, có công ty thiên về sự quen thuộc, có nơi lại lấy tên người thân ra để xây dựng nhãn hiệu hàng hoá.

in bao bi, in nhan mac, in an


Thực tế cho thấy, các công ty lớn, hoạt động kinh doanh mang tính chiến lược luôn tìm ra cho mình những cách thức xây dựng nhãn hiệu hàng hoá phù hợp, mang tính thị hiếu cao, đẩy mạnh việc thu hút khách hàng. Công ty BG Search của Anh đã tổng kết một số xu hướng đặt tên của các công ty lớn:

Đặt tên cho từng sản phẩm khác nhau.
Đây là phương thức được nhiều công ty sử dụng nhất. Theo sự đánh giá chung thì nhược điểm của phương pháp này là khá tốn kém cho các lần đăng ký nhãn hiệu cũng như bảo vệ nhãn hiệu, nhưng bù lại có thể thu hút được khách hàng khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn đa dạng khác nhau. Các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ phong phú và đa dạng hơn khi có nhiều nhãn hiệu khác nhau, đồng thời công ty có thể chủ động chống hàng giả. Điển hình là công ty P&G, với cùng một loại hàng nước gội đầu nhưng hãng có tới hàng chục nhãn hiệu khác nhau như Head&Shoulder, Rejoice, Pantene,…

Đặt một tên chung.
Phương pháp này góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí tiếp thị. Tuy nhiên, nếu một công ty có nhiều sản phẩm khác nhau thì phương pháp này sẽ có những hạn chế nhất định. Ví dụ như trường hợp nhãn hiệu DUCK, hãy thử tưởng tượng bạn đánh răng mà lại nghĩ ngay đến nước tẩy rửa xem có bị “ghê” không?
Xây dựng nhãn hiệu hàng hoá khiến khách hàng liên tưởng đến loại sản phẩm và công dụng.

Walkman là nhãn hiệu head phone của Sony. Từ nhãn hiệu đó giúp khách hàng liên tưởng đến sản phẩm mà người đi bộ có thể dùng được, đồng thời khách hàng sẽ hình dung nó nhỏ bé và tiện lợi. Hoặc như Mostfly khiến khách hàng liên tưởng đến muỗi và ruồi (mosquito và fly).

Đặt tên giúp khách hàng liên tưởng đến chất lượng hàng hoá.
Clear làm cho khác hàng biết đến sự sạch sẽ, từ đó dầu gội đầu nhãn hiệu Clear sẽ được chú ý hơn, hay pin Duracell là từ kết hợp của Durable nghĩa là bền với Cell là pin, hay Energizer là tràn đầy sinh lực.
Bên cạnh những phương thức đặt tên trên, nhiều công ty còn sử dụng những nhãn hiệu hàng hoá đặc trưng để khiến sản phẩm của mình thành hàng độc giúp khách hàng dễ nhớ, dễ phân biệt như Xerox, HP,… bởi trong tiếng Anh những từ tận cùng bằng h, x … mà đứng trước nó là nguyên âm rất khó tìm.

Có thể nói, nhãn hiệu hàng hoá là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động kinh doanh của công ty, Thông qua nhãn hiệu hàng hoá mà khách hàng và người tiêu dùng biết tới hình ảnh của nhà sản xuất và ngược lại. Đồng thời với một nhãn hiệu hàng hoá uy tín, các công ty có thể khẳng định chất lượng sản phẩm của mình.

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay, công ty nào có được một phương pháp tạo dựng nhãn hiệu hàng hoá mạnh và đúng đắn, cùng với chiến lược phát triển, tiếp thị sản phẩm đạt hiệu quả cao thì sẽ có được những khoản lợi nhuận khổng lồ, thu hút được ngày một nhiều khách hàng hơn.
Một yếu tố quan trọng mà các công ty không thể quên trong chiến lược phát triển nhãn hiệu của mình là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vì công ty chỉ thực sự sở hữu nhãn hiệu hàng đó nếu được cơ quan có thẩm quyền công nhận và bảo hộ.




                                                                                    

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Yếu tố màu sắc trong thiết kế bao bì, nhãn mác


Hiện nay ứng dụng đồ họa vào bao bì, nhãn mác vô cùng phong phú. Bao bì ,nhãn mác ngoài nhiệm vụ chính để đựng, bao bọc sản phẩm bên trong thì nó còn là một sản phẩm văn hoá thể hiện trình độ thẩm mỹ, sự sáng tạo của con người.

Để tạo sự thu hút, chú ý khách hàng bởi màu sắc của bao bì, nhãn mác luôn là câu hỏi đặt ra hàng đầu cho bất kỳ một người họa sỹ thiết kế đồ họa nào. Làm thế nào để sản phẩm trông thật đẹp, thật bắt mắt để sản phẩm đó không bị các sản phẩm khác “che khuất”? Bởi yếu tố ban đầu thu hút sự chú ý của khách hàng không phải là chất lượng mà chính là bao bì, nhãn mác của sản phẩm. Màu sắc của sản phẩm bao bì, nhãn mác sẽ phần nào quyết định sự thành công của sản phẩm trên thương trường.

bao bi, nhan mac, in bao bi, in nhan mac



Để thiết kế được một bao bì nhãn mác đẹp đòi hỏi người hoạ sỹ phải có sự hiểu biết thấu đáo về màu sắc. Mỗi một lĩnh vực đều có những màu sắc để biểu hiện riêng.
- Trong thiết kế bao bì cho sản phẩm phục vụ ăn uống, thì màu sắc trông phải thật ngon lành hấp dẫn. Chính vì vậy việc sử dụng màu sắc mô phỏng từ tự nhiên sẽ gợi sự tưởng tượng từ phía người sử dụng, bởi tông màu này kích thích thị giác tạo cảm giác hấp dẫn, ngon miệng.
- Trong thiết kế bao bì cho những sản phẩm ngành y tế sự đơn giản về màu sắc sẽ là yếu tố được chú trọng. Các tông màu hay được sử dụng như: xanh, lơ, đỏ, vàng… sẽ tạo một cảm giác an toàn, tin cậy. Tránh sử dụng nhiều màu lòe loẹt, rực rỡ, tạo sự tương phản mạnh.
- Sản phẩm cho ngành thể thao thì ngược lại. Những màu thường được sử dụng như: tím, vàng, đỏ, đen, xanh… nhiều khi là những màu đối lập, rực rỡ, tạo sự tương phản mạnh mẽ. Những màu trên như khẳng định sự tự tin, mạnh mẽ, táo bạo – những tính chất được coi trọng hàng đầu trong thi đấu.

- Sự quyến rũ, lôi cuốn là yếu tố hàng đầu được đạt ra cho sản phẩm của mỹ phẩm. Chính vì vậy tông màu được sử dụng thường là những màu nhẹ như: các tông màu tím, hồng… Những sắc màu này thưòng gợi sự uyển chuyển, nhẹ nhàng, sang trọng và quyến rũ.
Sản phẩm của mỗi ngành nghề đều mang những sắc thái khác nhau. Sự biểu cảm của mỗi ngành nghề phải dựa vào những hiểu biết, sự cảm nhận, óc sáng tạo của người họa sỹ.

Màu sắc trong bao bì nhãn mác không chỉ làm cho sản phẩm nổi bật, thu hút sự chú ý của mọi người mà nó còn có nhiệm vụ kết nối các mặt với nhau (đối với sản phẩm đồ hộp) tạo nên một bố cục chặt chẽ, vững chắc cho sản phẩm. Trên bề mặt sản phẩm bao bì nhãn mác có rất nhiều lượng thông tin mà nhà sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng như: thành phần, khối lượng, ngày sản xuất, địa chỉ… tất cả đều rời rạc nhưng không thể thiếu đối với một sản phẩm. Vậy nhiệm vụ của người họa sỹ là làm thế nào để liên kết những thông tin đó thành một thể thống nhất giữa các mặt tạo một bố cục hài hoà, hợp lý cho sản phẩm.

Màu sắc bao bì - nhãn mác phải nêu bật nội dung bên trong của sản phẩm. Bao bì là phần vỏ bọc bên ngoài có nhiệm vụ bảo vệ sản phẩm khỏi tác động từ môi trường bên ngoài, tiện dụng trong việc vận chuyển. Chính vì vậy sản phẩm bên trong bị che khuất, người tiêu dùng không thể hình dung được hình dáng, màu sắc của sản phẩm. Vì thế bao bì có nhiệm vụ miêu tả cho khách hàng nội dung sản phẩm bên trong. Có thể bằng nhiều cách miêu tả:

- Dùng hình ảnh miêu tả. Biện pháp này đạt được hiệu quả rõ ràng chính xác nhất như vỏ hộp chè thì chụp hình cây chè, vỏ đèn chụp cây đèn… Phương pháp này tạo nên hiệu quả thẩm mỹ thấp, nó chỉ như một dạng mô phỏng một cách cứng nhắc không gây được ấn tượng mạnh.

- Dùng màu sắc biểu cảm nội dung bên trong kết hợp với những hình ảnh đặc sắc. Người hoạ sỹ thường mô phỏng theo màu sắc của sản phẩm, gợi cảm giác nói lên tính chất của sản phẩm.

Phương pháp này thường được sử dụng trong bao bì thực phẩm đồ ăn, uống, Thời trang. Nó tạo nên hiệu quả thẩm mỹ cao bởi sự chủ động màu sắc cũng như ý đồ của người họa sỹ. Để mô tả đồ uống từ hoa quả được làm từ trái cây như: dâu, cam, táo… việc sử dụng những màu hồng, cam, xanh… sẽ đựơc người sử dụng hình dung tưởng tượng đến mùi vị thơm ngon của hoa quả, bởi những màu như vậy đã được điển hình hoá, cô đọng mà xúc tích. Màu nâu đen trong sản phẩm cacao đã đưa đến cho người dùng một cảm giác ngọt ngào mà quyến rũ. Màu sắc này đã trở thành một biểu tưọng về màu sắc cho những sản phẩm chocolate. Sự biểu cảm của ngôn ngữ màu sắc là rất lớn. Qua người hoạ sỹ thiết kế, ngôn ngữ của màu sắc càng trở nên phong phú, sinh động, gây ấn tượng hơn bao giờ hết, sự biến diện của ngôn ngữ màu sắc càng trở nên linh hoạt, kỳ ảo hơn.

Trong thiết kế sản phẩm đồ hộp, nhiều khi để khoe, để lộ những sản phẩm bên trong thì việc tạo ra một khoảng “trống” cũng là một cách. Phương pháp này sử dụng trong những trường hợp những sản phẩm bên trong có màu sắc đẹp hấp dẫn. Ví dụ ở trong hộp chì màu, hộp màu nước, để lộ những màu sắc của chúng qua một lần chất liệu trong suốt sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn . Các sản phẩm như: đồng hồ, mỹ phẩm … cũng hay được sử dụng phương pháp này bởi sự kết hợp màu sắc thật của sản phẩm cùng sắc màu của bao bì sẽ tạo ra một sự mới lạ. Màu sắc trong thiết kế hiện đại bây giờ cũng rất hiện đại. Nhiều sản phẩm có màu của các vật liệu cao cấp vũ trụ hoặc các chất liệu có khuynh hướng tạo ra các vỏ bọc trong suốt ( như vỏ đồng hồ Swatch) được pha bằng những màu xanh của gam lạnh tạo cảm giác bay bổng, sang trọng và tươi tắn giúp tôn cao giá trị của sản phẩm.

Bao bì chứa các sản phẩm công nghiệp như: ti vi, tủ lạnh, máy tính, viêc sử dụng những mảnh màu đơn giản: ghi, xanh, đen, đỏ…sẽ mang lại cho những sản phẩm này một sự rõ ràng mạch lạc. Đặc điểm sản phẩm nay thường lớn , vỏ hộp phải cấu tạo vững chắc ,việc sử dụng những tông màu ghi, kết hợp với màu của bao bì sẽ thuận lợi trong quá trình in ấn và gia công sản phẩm đồng thời cũng tạo cho sản phẩm không bị nặng nề bởi màu sắc choáng ngợp rực rỡ .

Thiết kế bao bì sản phẩm mang đậm màu sắc của từng vùng từng miền của sản phẩm: Trong quá trình giao lưu hợp tác buôn bán, sản phẩm của nhiều nứơc đã tràn ngập trong thị trường nứơc ta. Có nhiều thiết kế bao bì nhãn mác đã biểu đạt được xuât xứ của chúng mà không cần nhìn tới dòng chữ “made in” bởi chính những tín hiệu và màu sắc của chúng. Các sản phẩm thiết kế theo phong cách này thường khó thể hiện, không nhiều nhưng lôi cuốn được người sử dụng. Chính vì vậy việc kết hợp phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong những sản phẩm đồ họa quảng cáo là điều cần thiết cho nhà thiết kế. Thiết kế ra những bao bì nhãn mác mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc luôn là điều mong đợi của người sử dụng. Bởi bao bì nhãn mác không chỉ còn là bao bì đựng, mà nó là một sản phẩm văn hoá mang đặc trưng ngôn ngữ của những vùng, miền sản xuất ra nó.

Xây dựng biểu tượng màu sắc trong thiết kế sản phẩm: Cùng với cuộc sông hiện đại, nhu cầu thẩm mỹ của công chúng ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng thị hiếu thẫm mỹ đó, việc thay đổi bao bì nhãn mác sao cho đẹp là điều cần thiết, là quy luật tất yếu của sản xuất hàng hoá. Việc xây dựng những biểu tượng màu sắc trong thiết kế sản phẩm không nằm trong quy luật chung đó. Bao bì sản phẩm bột ngọt Ajinomoto hay “chỉ có hiệu tô đỏ” đó là biểu tượng màu sắc mà Ajinomoto xây dựng. Màu sắc đó không hề thay đổi theo thời gian, sắc đỏ thể hiện sự vững bền của công ty và của sản phẩm. Đó là vẻ đẹp không thay đổi, nó ăn sâu vào tâm trí của những thế hệ tiếp theo, từng bước nhịp nhàng cùng con người bước vào kỷ nguyên mới. Từ đó nhà sản xuất như muốn nói chất lượng của sản phẩm thật tuyệt vời, nó sẽ tồn tại với thời gian. Tùy từng tiêu chí đưa ra của nhà sản xuất mà màu sắc trong sản phẩm có sự thay đổi. Ta có thể bắt gặp trên thị trường những biểu tượng màu như trên: đó là biểu nhãn vàng của chè Lipton, màu đỏ của Coca Cola…

bao bi, nhan mac, in bao bi, in nhan mac

Xây dựng biểu tượng màu sắc là một hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất cho mỗi một sản phẩm. Đó là hình thức không mấy dễ dàng cho nhà sản xuất bởi rất nhiều yếu tố tác động. Cùng với thời gian, sản phẩm phải được người tiêu dùng chấp nhận, nên khi chọn màu biểu tượng đòi hỏi người họa sỹ phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại trong con mắt của người tiêu dùng.

Màu sắc bao bì, nhãn mác trong lễ hội: Lễ tết luôn là những ngày được con người coi trọng bởi nó gắn liền với truyền thống văn hoá, tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Đây là những dịp tốt nhất để các nhà sản xuất quảng bá tiêu thụ sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. Vì vậy bao bì, nhãn mác phục vụ cho lễ tết của sản phẩm có sự thay đổi. Trong không khí tưng bừng của lễ hội, đèn hoa rực rỡ sự góp mặt của những màu sắc rực rỡ của những sản phẩm tiêu dùng luôn thu hút được người tiêu dùng. Tìm hiểu được đặc trưng văn hoá truyền thống của từng dân tộc để đưa ra những màu sắc thích ợp trong ngày lễ tết đòi hỏi người họa sỹ thiết kế sự hiểu biết sâu sắc về màu sắc và tâm lý người tiêu dùng.

Ở Việt Nam trong ngày tết cổ truyền thì màu đỏ là gam màu chủ đạo được mọi người ưa thích bởi màu đỏ là màu của vui vẻ, đầm ấm, may mắn, hạnh phúc… Bên cạnh cành đào truyền thống là cành mai với sắc vàng rực rỡ sẽ đem lại cho con người nhiều tài lộc thịnh vượng. Vì vậy sản phẩm phải mang màu sắc sinh động, tươi vui. Các màu đỏ, vàng được sử dụng một cách rộng rãi.

Các Sản Phẩm Quảng cáo cho Sản Phẩm Chính Đi kèm trong một chiến dịch quảng cáo bao gồm Brochure, Poster, Sticker, Fly.... Luôn có sự thống nhất và đòi hỏi người họa sĩ thiết kế phải thấu hiểu và nắm bắt được tất cả những yếu tố trên, mới mang lại thành công cho Sản phẩm, cũng như một thương hiệu.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Thay đổi bao bì nhằm thu hút khách hàng?


Với giá cả leo thang từng ngày như hiện nay thì người tiêu dùng đang phải đau đầu với các khoản chi tiêu cho sản phẩm đang tăng lên chóng mặt. Khả năng quyết định mua sắm của khách hàng sẽ bị hạn chế và người tiêu dùng sẽ không còn chi tiêu cho các khoản xa xỉ nữa. Họ sẽ càng suy xét kỹ hơn khi chi tiêu. Việc này tạo lợi thế cho các thương hiệu có thể mang lại giá trị sử dụng tối ưu nhất cho khách hàng.

Điều này dẫn đến việc các công ty sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tạo dựng lòng trung thành nơi khách hàng. Vấn đề bây giờ không phải chỉ đơn giản là bàn tán về việc tăng giá trị của thương hiệu như thế nào mà chúng ta phải bắt tay vào việc này ngay.

Cho nên việc thay đổi về mẫu mã, bao bì, nhãn mác và chất lượng sản phẩm đang là việc cấp bấp để phù hợp với tình hình chung của thị trường và phù hợp với khách hàng đang khó tình lên từng ngày.

in an bao bi, in bao bi, bao bi, nhan mac, lam nhan mac,

Đối với nhiều nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng, giá trị ảnh hướng đến chiến lược giá rất nhiều. Và nhất là hiện nay, người tiêu dùng rất suy xét về giá, thì sản phẩm nào có mức giá và giá trị phù hợp sẽ chiếm được ưu thế. Điều này thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp, nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh dựa trên sản phầm và bao bì.

Tái nhận diện giá trị:

Để đạt được mục tiêu kinh tế đó, thì trước tiên phải cải tiến tư duy. “Giá trị” hiện này không còn là lời nói suông trong cam kêt với khách hàng. Giá trị ở đây cần phải tái nhận diện như thành phần cốt lõi cho chiến dịch thương hiệu cải tiến sắp tới.

Khi phân tích ngành hàng, marketer nên tập trung vào những giá trị đặc thù của sản phẩm, mang lại ích lợi lớn nhất cho người tiêu dùng. Nếu chỉ dựa vào tài sản thương hiệu thì chưa đủ, mà vừa thể hiện giá trị ấn tượng với người tiêu dùng, vừa cải tiến trong sản phẩm, bao bì.

Ví dụ như iPod hay iPhone, chúng ta hay xem xét về sản phẩm và hình thức bên ngoài của chúng. Chúng đã dấy lên một lối sống công nghệ sành điệu, bởi có sự đầu tư về thiết kế, cũng như hình thức bên ngoài. Hình thức bên ngoài đã tạo nên sự cảm nhận và hứng thú cho khách hàng khi sử dụng sản phầm và đạt được cảm giác cực đỉnh.

Giá cả không phải là tiêu chí đánh giá “Giá trị” với các dòng máy Apple, trong khi khách hàng vẫn có thể mua các mày nghe nhạc MP3 hay điện thoại cùng tính năng và rẻ hơn. Giá trị lớn nhất Apple có được là dám can đảm thay đổi tư duy thiết kế. Họ hiểu rõ điều đó và khách hàng cũng thích vậy, nó giúp đẩy tài sản của các sản phẩm Apple lên mức cực đại.

Tuy nhiên, nếu sự khác biệt nếu bị sao chép và bắt chước, thì cách tính giá sẽ phải thay đổi. Sản phẩm phải được định giá trong khuôn khổ kỳ vọng của người tiêu dùng (trừ khi họ có được các giá trị cộng thêm).

Vậy, chúng ta cần làm gì để có được sự nhận thức cao hơn về giá trị cho sản phẩm trong lòng khách hàng?

Trường hợp đưa ra tham khảo ở đây là sản phẩm rau củ đông lạnh Brids Eye’s Steamfresh. Bao bì của nó là một người bảo vệ thực sự cho sản phẩm bên trong, chỉ mất năm phút để có thể nấu chín từ tủ lạnh. Câu chữ thiết kế cũng tạo được ấn tượng lập tức với người sử dụng: sự tiện lợi hơn.

Cải tiến trong bao bì này đã kéo khách hàng mới về cho ngành hàng rau quả đóng gói. Vậy họ có tin là giá trị được tăng thêm?. Rau củ đông lạnh của Birds Eye’s Steamfresh đứng vị trí thứ hai trong Top 10 công ty thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tốt nhất năm 2006, 2007 với doanh số 87 triệu USD.
Bao bì tái sử dụng cũng là một lợi ích đối với khách hàng. Các bà nội trợ ngày nay thích trữ thực phẩm trong các thiết bị lưu trữ họ mua và tiếp tục sử dụng chúng. Tiếp tục và tiếp tục tái sử dụng. Không thay thế cái mới. Vấn đề đặt ra là bao bì sử dụng nhiều lần như vậy thì có “bị” gì không, đặc biệt là đối với sức khỏe?

Sản phẩm tấy rửa đa năng của Arm&Hammer được tiếp thị trực tiếp tới khách hàng thông qua website. Điều đặc biệt là họ tặng 1 chai thủy tinh thể tích 32oz có thể tái sử dụng được trong sản phẩm tẩy rữa của mình. Và chai thủy tinh đó có thể sử dụng nhiều lần, chỉ cần thay đồ cọ rửa của Arm&Hammer.

Dĩ nhiên là công ty sẽ thu lợi từ việc khách hang mua cọ tẩy rữa để tiếp tục sử dụng chai thủy tinh, theo cách họ muốn. Như vậy có rẻ hơn và thông minh hơn không, khi chỉ cần thay thế đồ tẩy rửa để tiếp tục sử dụng chai thủy tinh, thay vì phải mua nguyên một sản phấm mới.

Các sản phẩm và ý tưởng có giá trị gia tăng thật sự có lợi cho người tiêu dùng, và đáng được tung ra thị trường. Trong hiện tại, các sản phẩm sản xuất ở Mỹ (vẫn thường gọi là “Made in U.S.A”) vẫn được đánh giá cao bên cạnh mối lo ngại về việc các sản phẩm ngoại nhập chiếm lấy thị trường nội địa hoặc các vấn đề về sức khỏe, bệnh dịch.

Một ý tưởng khác đó là các công ty thực phẩm nên dẫn đầu trong công nghệ bao bì để kéo dài sự tươi ngon của thực phẩm. Cũng có thể tiếp thị theo hướng giảm chất thải, tái sử dụng đồ đã dùng để tối đa hóa ngân sách của mình.

Bao bì thiết kế thông minh cũng là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là trong cộng đồng dân cư các nước phát triển như Mỹ. Yếu tố dễ sử dụng rất được người tiêu dùng quan tâm.

Bao bì giúp sản phẩm trở dễ cất trữ cũng là một ưu thế. Các chai nước sốt cà chua Heinz’s Fridge Fit có thể đặt đứng bằng miệng chai và dễ dàng cho vào khay cửa tủ lạnh là một sáng kiến được đánh giá cao. Không những dễ dàng cất trữ, nó còn giúp người dùng sử dụng hết lượng nước sốt bên trong và không gây lãng phí.

Nghiên cứu cho thấy những ý tưởng mang giá trị như vậy rất được người tiêu dùng đánh giá cao. Càng có nhiều sản phẩm chất lượng thì họ càng ưa thích mặt hàng. Có một nhận định rằng: Chúng ta không thể dấy lên được xu hướng giá trị cho khách hàng qua sản phẩm và bao bì của mình, chỉ có làm được thông qua các quảng cáo sáng tạo. Chỉ có thế thôi.
Nhưng hãy nhớ rằng, giá trị sẽ chết nếu đó là một quảng cáo nhảm nhí. Thay vào đó, chúng ta cần một sự thấu hiểu rõ ràng quan điểm về giá trị trong doanh nghiệp, trong sản phẩm. Sự thiếu hiểu biết và giả dối sẽ bị phơi bày và tẩy chay bởi những người tiêu dùng tinh tường.

Kháng hàng luôn đòi hỏi sự minh bạch, trung thực và xu hướng thực tế, doanh nghiệp phải kinh doanh sản phẩm và bao bì một cách đúng mực, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng hiện tại mới có thể thành công được.

Phong cách màu sắc cho bao bì thêm cuốn hút


Đã từ lâu, con người luôn bị hấp dẫn bởi màu sắc. Tùy theo từng nhóm khách hàng, từng độ tuổi mà người ta in ấn bao bì sản phẩm với màu sắc khác nhau. Một sản phẩm dành cho giới trẻ năng động nhưng lại được phủ màu sắc nhạt nhẽo lên bao bì thì sản phẩm đó sẽ khó gây chú ý; ngược lại, nếu màu sắc quá sặc sỡ được sử dụng cho những sản phẩm dành cho nhóm khách hàng cao tuổi thì cũng sẽ bị “cho qua”.


Hoàn cảnh kinh doanh cũng quyết định màu sắc: ở giai đoạn kinh tế phát triển, mọi người ưa chuộng sản phẩm có màu sắc sặc sợ, mới lạ, độc đáo sẽ bán rất chạy; nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn, khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có màu sắc êm dịu, nhẹ nhàng.

Lựa chọn màu sắc nào cho bao bì để phù hợp với sản phẩm luôn làm cho các nhà thiết kế phải suy nghĩ, bởi vì có thể màu sắc đó hấp dẫn một số người này nhưng lại là sự khó chịu đối với người khác. Vì vậy, một chuyên gia màu sắc sản phẩm giỏi là một chuyên gia biết tìm ra màu sắc thu hút và thoả mãn được nhiều khách hàng nhất. Theo quan điểm của giới nghệ thuật, thì màu đỏ là biểu tượng của sự sống, màu trắng thể hiện sự tinh khiết, còn màu xanh lục thì để dành cho tuổi trẻ năng động. Các công ty nên nắm vững quy tắc này để trang trí cho sản phẩm những màu sắc phù hợp. Ví dụ, đối với những sản phẩm có tính thời trang như quần áo, túi xách, điện thoại di động… dành cho giới trẻ thì màu xanh sẽ được lựa chọn nhiều hơn, còn những sản phẩm dành cho nhóm khách hàng cao niên thì chỉ nên tập trung vào màu đen, nâu hoặc xanh thẫm. Một công ty Mỹ dự định tung ra thị trường một sản phẩm mới với bốn màu sắc khác nhau. Giám đốc công ty muốn tìm hiểu thị hiếu khách hàng về màu sắc sản phẩm – khách hàng sẽ đặc biệt có cảm tình với một màu nào hay sở thích đối với cả bốn màu là như nhau. 800 khách hàng được chọn ngẫu nhiên. Mỗi khách hàng được xem sản phẩm với các màu sắc khác nhau rồi cho biết ý kiến. Kết quả thu được như sau: Màu trắng được 120 khách hàng chọn, màu nâu - 400, màu xanh - 80 và màu đen - 80. Từ đó, giám đốc đã quyết định sản phẩm có màu sắc theo tỷ lệ tương ứng bốn màu ưa thích trên của khách hàng trên. Đây cũng là một phương pháp lựa chọn màu sắc sản phẩm rất hiệu quả

in an bao bi, in bao bi, bao bi

Theo các chuyên gia trong ngành phối màu sản phẩm, thì màu sắc ngày nay cần tuân thủ bốn “nguyên tắc vàng” là: thu hút, lan toả, chính xác và an toàn. Sự kết hợp hài hòa, hợp lý bốn yếu tố trên sẽ tạo ra một sản phẩm lôi cuốn khách hàng nhất.

1. Thu hút khách hàng:

Đây là nhiệm vụ hàng đầu của các chuyên gia phối màu sản phẩm. Mỗi nhóm khách hàng có những sở thích, thói quen và ước mơ khác nhau. Nhiều chuyên gia phối màu tạo ra màu sắc sản phẩm theo hướng trở về với thời thanh xuân tinh nghịch và đầy ắp những mộng mơ. Chính màu sắc đã “đánh thức” ước muốn này của nhiều khách hàng. Apple là hãng đi tiên phong trong việc áp dụng nghệ thuật thu hút này. Các máy tính Imac của Apple làm cho nhiều người liên tưởng đến tuổi thơ tràn ngập bánh kẹo, khi hãng này sử dụng những gam màu lấy từ các thương hiệu kẹo nổi tiếng. Nhờ đó, doanh thu từ Imac tăng gần gấp đôi. Khách hàng cảm thấy thật thoải mái khi sử dụng máy tính Imac và họ quên đi sự khô khan của máy móc kỹ thuật.

Màu sắc dành cho thực phẩm phải đạt được yêu cầu “nhìn không thôi đã thấy thèm”, vì vậy, việc sử dụng màu sắc mô phỏng từ tự nhiên sẽ gợi sự liên tưởng từ phía người sử dụng, bởi những màu này kích thích thị giác tạo cảm giác hấp dẫn, ngon miệng. Còn đối với những sản phẩm dùng trong lĩnh vực ngành y tế thì sự đơn giản về màu sắc sẽ là yếu tố được chú trọng. Các màu hay được sử dụng như xanh, lơ, đỏ, vàng…nhẹ nhàng sẽ tạo một cảm giác an toàn, tin cậy. Tránh sử dụng nhiều màu lòe loẹt, rực rỡ, gây tương phản. Sản phẩm thể thao thì ngược lại. Những màu mạnh hay được sử dụng như: tím, vàng, đỏ, đen, xanh… nhiều khi là những màu đối lập nhằm mục đích tạo sự khỏe khoắn, mạnh mẽ, tự tin, táo bạo- những tính chất được coi trọng hàng đầu trong thể thao.

2. Lan toả trên thị trường:

Thông thường, yếu tố này thường gắn liền với các trào lưu tiêu dùng trên thị trường. Năm 2002, khi đội tuyển Brazil giành được ngôi vô địch Worlcup tại Nhật Bản và Hàn Quốc, thì các sản phẩm có hai màu vàng xanh- biểu tượng của đổi tuyển- cũng bán rất chạy trên thị trường. Một màu sắc nào đó đang được nhiều người quan tâm thì những sản phẩm có màu sắc đó chắc chắn sẽ chiếm lĩnh và lan toả trên thị trường. Nhiều hãng nước ngọt đã rất thành công trong việc chinh phục nhóm khách hàng nhỏ tuổi, khi vẽ lên những lon nước ngọt của mình màu sắc quen thuộc từ những sản phẩm trò chơi điện tử được các em yêu thích. Pepsi-Cola đã có thời gian từ bỏ màu xanh truyền thống của mình để tung ra những sản phẩm có màu vàng và tím như trong trò chơi Final Fantasy.

3. Màu sắc chính xác:

Yếu tố này hơi thiên về chuyên môn phối màu sản phẩm của các chuyên gia. Màu sắc được tạo ra dựa trên nguyên tắc tôn trọng tính thuần khiết của nó, không sử dụng màu tổng hợp, ví dụ sản phẩm nước cam sẽ có màu sắc đúng với màu của quả cam, nước chanh thì có màu của quả chanh… Những màu sắc như vậy thường phản ánh đúng nội dung của sản phẩm, giúp người diêu dùng dễ nhận biết sản phẩm hơn.

Màu sắc không chỉ làm cho sản phẩm nổi bật, thu hút sự chú ý của mọi người, mà còn có nhiệm vụ kết nối các mặt với nhau tạo nên một bố cục chặt chẽ, vững chắc cho sản phẩm. Trên bề mặt sản phẩm có một lượng lớn thông tin mà các công ty cung cấp cho người tiêu dùng như thành phần, khối lượng, hạn sử dụng, địa chỉ… tất cả đều rời rạc nhưng không thể thiếu đối với một sản phẩm. Vậy nhiệm vụ của các chuyên gia thiết kế mỹ thuật sẽ phải phối màu sản phẩm cách nào đó để có thể liên kết những thông tin đó thành một thể thống nhất giữa các mặt tạo một bố cục hài hoà, hợp lý cho sản phẩm.

4. An toàn với khách hàng:

Còn nhớ cuộc khủng hoảng bệnh bò điên cách đây không lâu tại châu Âu và Mỹ đã khiến người tiêu dùng tránh xa với những sản phẩm có màu xanh hay màu xám đậm, bởi họ liên tưởng đến những con bò và lo sợ cho sức khoẻ của mình. Qua đó chúng ta thấy, màu sắc cần đem lại cho người tiêu dùng sự an toàn và tin tưởng, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm. Đôi khi sản phẩm có màu sắc quá loè loẹt khiến nhiều khách hàng mất nghi ngờ, vì họ lo sợ rằng các sản phẩm này có pha trộn nhiều hóa chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của họ.

Có thể nói, bất kỳ sản phẩm nào, đặc biệt là các sản phẩm mới, nếu được “trang hoàng” bằng những màu sắc độc đáo, lạ mắt sẽ “đón bắt” được ngay cái nhìn đầu tiên của khách hàng. Sau một thời gian âm thầm thử nghiệm, ngày nay, sự đa dạng hóa màu sắc của sản phẩm đã len lỏi vào hầu hết các lĩnh vực, góp phần quan trọng trong thành công của các chiến dịch xây dựng thương hiệu cũng như thay lời công ty bạn nói lên niềm tự hào về sản phẩm của mình. Bạn thấy không, màu sắc quan trọng như vậy đó.

Những chú ý khi xây dựng nhận diện thương hiệu


Ta có thể thấy nhận diện thương hiệu thành công nhất thuộc về những công ty rất tự tin và hiểu rõ chính mình. Họ có đủ sự kiên nhẫn và niềm tin để theo đuổi trọn vẹn quy trình thiết kế một cách bài bản. Kết quả là họ xây dựng được hình ảnh hoàn chỉnh và thống nhất cho chính mình khi giao tiếp với tất cả đối tác, nhà cung cấp và tất nhiên là với người tiêu dùng.

Nhận diện thương hiệu gồm: logo, slogan, bao bì, nhãn mác, catalogue, poster, profile, card visit, ….

in bao bi, in an, nhan mac, lam nhan mac

 
Khi một công ty quyết định cải tiến hoặc tạo dựng nhận diện thương hiệu mới thì nên cân nhắc ba bước sau đây:

1. Xây dựng chiến lược thương hiệu một cách bài bản:

Mỗi công ty thiết kế có quy trình riêng, nhưng nhìn chung những giải pháp về xây dựng thương hiệu mà họ đề xuất đều dựa trên kinh nghiệm, tài năng và cách thức ứng dụng trên thực tế. Xây dựng chiến lược thương hiệu là bước sống còn để tạo tiếng nói và có sức cạnh tranh cao khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp và thương hiệu mới ra đời. Trước đây, doanh nghiệp có thể sáng tạo logo và định dạng thương hiệu khá dễ dàng với chi phí thấp vì không nhiều cạnh tranh, không quá khó khăn để thâm nhập thị trường.

Nhưng nay thì thị trường thay đổi từng ngày, một số hình ảnh, kiểu dáng trước kia được coi là thời thượng, bắt mắt thì nay trở nên lạc hậu, thô thiển, lòe loẹt. Lấy Cà phê Trung Nguyên làm ví dụ. Thời điểm Trung Nguyên xuất hiện trên thị trường Việt Nam hầu như không có sự cạnh tranh nào. Trung Nguyên tạo dụng được tên tuổi và dòng sản phẩm khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên một công ty tầm cỡ với dòng sản phẩm phong phú như Trung Nguyên phải đối mặt với một nguy cơ: sức mạnh thương hiệu bị mai một theo thời gian. Mặc dù Trung Nguyên vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm và bám sát xu hướng thị trường, họ cần phải củng cố và thống nhất hình ảnh thương hiệu và truyền tải thông điệp qua nhiều kênh thông tin một cách hiệu quả.Phát triển chiến lược thương hiệu bài bản là bước đầu để xây dựng công ty lớn mạnh.

Một phần của quy trình này là công ty phải xác định thật cụ thể  rõ ràng những vấn đề sau:

* Cá tính của công ty là gì? (ví dụ: thân thiện, hiện đại, truyền thống, phá cách, nghiêm trang, cổ điển, năng động…)       

* Mục tiêu và giá trị nội tại của công ty (ví dụ: sáng tạo, minh bạch, hiệu quả, theo xu hướng cạnh tranh…)·
          
* Hình ảnh, tiếng tăm hiện có của công ty trong mắt công chúng (ví dụ: cao cấp, bảo thủ, cấp tiến, thoải mái, thụ động…)

* Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty (ví dụ: mức độ phát triển, doanh số, lợi nhuận, chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường, nhượng quyền…)

Những thông tin này, phối hợp cùng chiến lược thương hiệu và phát triển doanh nghiệp là nền tảng xây dựng logo. Công ty thiết kế cần hiểu sâu về công ty khách hàng và hai bên cần phải thống nhất quy trình làm việc với một tiếng nói chung để có thể hợp tác tốt với nhau.

2. Quy trình thiết kế:

Trong quá trình thiết kế, công việc của đội ngũ sáng tạo là thể hiện được mục tiêu và đặc điểm của công ty qua hình ảnh biểu trưng, ngôn từ, đồng thời cũng tính đến những yếu tố bên ngoài như xu hướng của ngành hàng, đối tượng tiêu dùng mục tiêu và phương tiện truyền thông nào. Định dạng thương hiệu cần linh hoạt đến mức nào? Khai triển, ứng dụng mở rộng ra sao? Nó có “sống thọ” theo thời gian được không, hay sẽ mau chóng “hết thời”? Sau khi chọn được mẫu thiết kế, bước kế tiếp là xây dựng đặc điểm nhận diện thương hiệu với quy cách trình bày thống nhất.

3. Thực hiện và sản xuất:

Điều này hiện nay ở Việt Nam vẫn là một thách thức lớn do các công ty vẫn còn thiếu kinh nghiệm. Tạo dựng và thực hiện phong cách thống nhất cho công ty là một quy trình phức tạp. Nhiều công ty chủ quan bỏ qua những bước rất quan trọng trong quy trình kể trên và theo đuổi những giải pháp ngắn hạn, thiếu sự nhìn xa trông rộng. Về lâu dài, điều này sẽ phương hại đến thương hiệu của họ.

Quan sát cho thấy những thành công nhất thuộc về những công ty rất tự tin và hiểu rõ chính mình. Họ có đủ sự kiên nhẫn và niềm tin để theo đuổi trọn vẹn quy trình thiết kế một cách bài bản. Kết quả là họ xây dựng được hình ảnh thương hiệu hoàn chỉnh và thống nhất cho chính mình khi giao tiếp với tất cả đối tác, nhà cung cấp và tất nhiên là với người tiêu dùng.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Chiến lược bao bì, nhãn mác

Xây dựng mẫu mã bao bì, nhãn mác sản phẩm là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học trong chiến lược thiết kế bao bì. Đó chính là bản thiết kế truyền đạt thông điệp: Làm thế nào mà một thương hiệu được thiết lập nhờ thiết kế và in ấn bao bì mà vẫn duy trì được đặc điểm nhận dạng của mình?

Gần như mọi bản thảo mà một công ty thiết kế nhận được đều kèm theo yêu cầu của khách hàng: “Hãy thiết kế cái này sao cho thật nổi bật.” Thường thì những mục tiêu bán hàng phải gắn liền với những sáng kiến, và có nhiều khách hàng (lẫn nhà thiết kế) tin rằng những mục tiêu bán hàng này chỉ có thể đạt được nhờ vào sự phân chia sản phẩm trên kệ. Nhưng kiểu thiết kế bao bì này thường chỉ có kết quả trong những mục tiêu ngắn hạn bởi vì mỗi lần phân chia kệ hàng có nghĩa là thương hiệu cũng bị chia nhỏ. Dần dà, thương hiệu bắt đầu mất đi đặc điểm nhận diện của mình và không còn có một ý nghĩa hay, độc đáo trong lòng người tiêu dùng nữa. Nên nhớ 80% quyết định mua hàng nằm ở các kệ hàng, và khi đặc điểm nhận diện của một thương hiệu bắt đầu phai do có quá nhiều mẫu mã tạp nham thì thương hiệu chắc chắn sẽ tác động một cách tiêu cực lên công việc kinh doanh suốt một thời kỳ dài.

in bao bi, in an bao bi, in nhan mac, in nhan, lam nhan mac,

Nỗi lo thương hiệu bị loãng không có nghĩa là một bao bì không thể được thiết kế để chứng minh cho những lợi ích độc đáo của sản phẩm, hay chuyển tải thông điệp mà sản phẩm có liên quan và gây được tiếng vang với một khách hàng mục tiêu. Điều này có thể thực hiện được mà vẫn duy trì được sự tôn trọng đối với bản thân thương hiệu bằng cách sử dụng kiến trúc trong thiết kế mẫu mã.

Chiến lược thiết kế Xa – Gần

Với một sản phẩm mới ra lò thì chìa khóa của vấn đề là xác định xem sản phẩm mới đó sẽ đầu tư bao nhiêu trong giá trị gốc của thương hiệu. Sản phẩm càng đến gần giá trị cốt lõi của thương hiệu bao nhiêu thì chiến lược thiết kế cũng cần tiến gần đến cốt lõi bấy nhiêu;và sản phẩm càng xa giá trị cốt lõi thì chiến lược thiết kế cũng cần phải tránh xa cốt lõi đó.

Vấn đề này có thể được làm rõ qua việc trả lời một loạt câu hỏi sau: (1) Sản phẩm có phù hợp với những giá trị cốt lõi của thương hiệu hiện tại không? (2) Nếu có thì giá trị thương hiệu hiện tại đó có phải là tiêu chí hàng đầu trong kế hoạch bán hàng tiêu dùng của sản phẩm không? (3) Còn nếu là không, thì cơ hội đó có tiêu biểu cho một khoảng cách gần so với giá trị thương hiệu không hay là một khoảng cách xa?

Những trường hợp liên quan đến khoảng cách xa so với giá trị thương hiệu gốc và từ đó kéo theo phương pháp xa trong chiến lược thiết ghế bao gồm:

Tiếp cận một người tiêu dùng mục tiêu (cụ thể là người không quen thuộc với giá trị thương hiệu hay trước đây chưa hề quan tâm đến nó). Điều gì là quan trọng đối với người tiêu dùng này? Bạn sẽ làm như thế nào để giao tiếp với người này bằng mắt và bằng lời? Vai trò của thiết kế trong việc tiếp cận người này là gì?

Tiếp cận một lĩnh vực sản phẩm mới. Loại ngôn ngữ địa phương cho lĩnh vực mới này là gì? Có những chú thích bằng hình ảnh và lời nói cụ thể cần có để đem lại lợi nhuận cho sản phẩm này không?

Định mức giá mới. Những chú thích bằng lời nói và hình ảnh nào truyền đạt giá trị cao hơn hay thấp hơn? Những yếu tố hình ảnh nào mà bạn sẵn sàng xây dựng để mở rộng thương hiệu cho mức độ này? Những yếu tố hình ảnh nào mà bạn có thể duy trì mà không làm giới hạn khả năng và độ thích hợp của thương hiệu để cạnh tranh ở mức giá mới này?

Một khi bạn đã quyết định chiến lược của mình ở vị trí mà các sản phẩm khác nhau tồn tại so với giá trị cốt lõi của thương hiệu, bạn có thể gom những sản phẩm đó lại giống như những hình mẫu. Mỗi cụm có một chiến lược thiết kế riêng. Các chiến lược thiết kế được phối hợp với nhau sẽ có liên quan cũng như hỗ trợ cho hình ảnh và tính chất của toàn bộ thương hiệu.

Hiểu những nhu cầu thiết kế thông qua cụm sản phẩm

Để bắt đầu quá trình phát triển xây dựng mẫu mã, bạn nên phác thảo ý tưởng thiết kế từ nhiều nguồn khác nhau để khảo sát chiến lược thiết kế cho từng cụm sản phẩm. Trên thực tế, cách tiếp cận đó khá giống với cách bạn thiết kế bao bì. Việc quan sát những mẫu thiết kế khác trong danh mục có thể mang lại cho bạn những gợi ý về ngôn ngữ sản phẩm, trong khi việc quan sát sản phẩm không nằm trong danh mục có thể cung cấp những ngôn ngữ hình ảnh thích hợp cho một tính chất mới.

Nếu bạn đang xây dựng thương hiệu mà thương hiệu đó đã định vị các sản phẩm của nó trong tâm trí hay hành vi người tiêu dùng thì sau đó người tiêu dùng và các xu hướng thiết kế sẽ cung cấp những đặc điểm mấu chốt cho việc xây dựng mẫu mã của bạn. Khai thác các xu hướng này sẽ làm sáng tỏ ngôn ngữ hình ảnh mà thực sự gây được tiếng vang với người tiêu dùng mục tiêu và sẽ mang lại hiệu quả trong việc sáng tạo mẫu mã khiến người tiêu dùng cảm thấy hứng thú khi mua hàng. Những phương pháp nghiên cứu khác nhau cũng giúp khơi nên những nguồn cảm hứng tuyệt vời cho việc xây dựng mẫu mã, bao gồm nghệ thuật cắt dán, tách các yếu tố thiết kế và xây dựng ý tưởng về quan niệm thiết kế.

Một khi bạn hiểu được rằng thiết kế cần làm theo từng cụm sản phẩm một thì bạn sẽ thực hiện từ từ và chắc chắn rằng bản thân những cụm sản phẩm đều có liên quan đến nhau. Những chiến lược thiết kế riêng sẽ cần phải được điều chỉnh theo một chiều hay ngược lại để đạt được những mối liên hệ đúng giữa các cụm sản phẩm và làm cho bản chất lẫn hình ảnh của thương hiệu gắn kết với nhau. Một phương pháp hiệu quả để đảm bảo cho những mối quan hệ của cụm sản phẩm thích hợp là thông qua việc kiểm tra kệ hàng. Tạo ra một kệ hàng giả hay thậm chí là một kệ hàng bằng hình ảnh và nhờ người tiêu dùng “mua sắm thử” trên những kệ hàng đó sẽ giúp bạn có được ý tưởng dù cho các cụm sản phẩm đi quá xa hay không tạo ra đủ sự khác biệt để liên kết các danh mục sản phẩm một cách có hiệu quả.

Bản thiết kế bằng hình ảnh dành cho các sản phẩm tương lai

Chìa khóa dẫn tới thành công bằng quá trình xây dựng mẫu mã là phải đảm bảo rằng các nhà chiến lược và nhà thiết kế cùng hợp tác với nhau. Suy cho cùng, thiết kế bao bì không đơn thuần là phác họa chiến lược: Nó cũng cần gợi lên được cảm xúc nhưng quan trọng nhất là thỏa mãn và kết nối được người tiêu dùng. Khi đội ngũ thiết kế của bạn tiến hành một cuộc thăm dò đầy sáng tạo trong việc phát triển sự đa dạng cho bao bì, họ cần phải sẵn lòng điều chỉnh lại việc xây dựng mẫu mã nếu cần thiết. Một khi cuộc thăm dò sáng tạo được hoàn thành và các mẫu thiết kế được vẽ xong, đội của bạn có thể hoàn tất luôn việc xây dựng mẫu mã. Xây dựng mẫu mã có thể dùng như một bản thiết kế bằng hình ảnh để thiết kế tất cả các sản phẩm tương lai của thương hiệu. Khi một ý tưởng mới được trình làng, xây dựng mẫu mã sẽ cho biết ý tưởng thích hợp với những cụm sản phẩm nào, chiến lược thiết kế nào mà nó nên làm theo và những yếu tố thiết kế nào nên được đầu tư để tạo ra một mẫu thiết kế có thể thỏa mãn được mọi yêu cầu của ý tưởng và duy trì được sự tôn trọng cho thương hiệu. Việc đầu tư vào quá trình xây dựng mẫu mã hơn hết có thể tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và nhiều mẫu thiết kế gây nhức óc cho khách hàng và các đại lý.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Thương hiệu và hiệu quả kinh doanh


Trong bài viết này chúng ta sẽ thảo luận về các Thương hiệu và vai trò của chúng trong kinh doanh.

Những thương hiệu nổi tiếng với nhãn mác, bao bì ấn tượng có ý nghĩa ghê ghớm đến mức nào? Toyota, Hp, Coca-Cola, và cửa hàng bán xe đạp của George. Tất cả những cái tên đó đều là các thương hiệu mà ai cũng biết rất rõ. Vậy các nhà quản lý đã lựa chọn những cái tên đó như thế nào và nó tạo ra sự khác biệt ra sao?

Các nhà quản lý sáng tạo ra các thương hiệu với nhãn mác, bao bì ấn tượng và chúng ta những người tiêu dùng mua các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng mà chúng ta biết, bởi vì chúng ta tin tưởng vào chất lượng và tính năng đáng tin cậy của sản phẩm.

nhan mac, bao bi, in nhan mac, in bao bi


Một số người rất trung thành với Thương hiệu và hài lòng trả với giá rất cao để mua được sản phẩm họ yêu thích.

Có bao nhiêu người muốn sản phẩm iPods của Apple hơn so với những sản phẩm cùng loại của hãng khác? Và bao nhiêu thanh thiếu niên mua áo Phông của Hollister chứ không phải là của Land's End.

Kết quả là rất nhiều công ty muốn gắn cho sản phẩm của họ một cái tên thương hiệu. Những hãng nổi tiếng bắt đầu bằng việc chọn một cái tên thật hay.

Theo Giáo sư Kirk Smith, chuyên ngành Marketing tại đại học Boise, các nhà quản lý phải đưa ra một quyết định rất quan trọng khi lựa chọn một cái tên thương hiệu. Họ sẽ chọn một cái tên diễn tả tính năng của sản phẩm giống như Windex hay Zip-clock? Hay họ sẽ nghĩ ra một cái tên mới, thậm chí chẳng có nghĩa gì, ví dụ Sony, Exxon hay Google?

Cả hai quyết định đều có ưu điểm và nhược điểm phụ thuộc vào cách mà khách hàng nhớ đến sản phẩm: hoặc là sự liên hệ nào đó hoặc đơn giản chỉ là sự lặp đi lặp lại.

Lựa chọn một cái tên Thương hiệu có tính "liên tưởng"

Tìm trong nhà bạn những sản phẩm bạn mua xem, liệu những cái tên có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của bạn? Liệu bạn có chọn mua sản phẩm Windex bởi vì bạn biết đó là một sản phẩm đáng tin cậy và cái tên nói lên chức năng của sản phẩm?

Những tổ chức phải lựa chọn loại cho tên thương hiệu những cái tên có tính "liên tưởng," có nghĩa rằng nghe tên chúng người ta đã hình dung ra chức năng. Hoặc những cái tên mà một số người nói rằng "chẳng có ý nghĩa gì cả," giống như Sony hay Exxon.

Nếu một tổ chức chọn một cái tên có tính liên tưởng cho sản phẩm của họ, như Windex, thì việc giới thiệu sản phẩm thường dễ dàng hơn bởi vì nó dễ nhớ hơn đối với người tiêu dùng. Windex rõ ràng nghe có vẻ giống như Windows (cửa sổ). Vì vậy không cần phải nói đi nói lại cái tên này nhiều lần, và vì thế tốn ít tiền quảng cáo hơn vào việc giúp khách hàng nhớ tên sản phẩm.

Nhưng những cái tên gợi sự liên tưởng cũng có những nhược điểm. Ví dụ, trong vòng rất nhiều năm, các nhà quản lý của Windex đã cố gắng thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm Windex là máy quét hút bụi sử dụng tốt đối với nhiều bề mặt khác nhau của ngôi nhà hơn cả chỉ dùng cho cửa sổ.

Nhưng hầu như họ đã thất bại bởi vì nói đến Windex người ta nghĩ ngay đến việc dùng để lau chùi cửa sổ chứ không phải là đối với việc làm sạch các bề mặt khác.

Lựa chọn một cái tên "vô nghĩa" cho Thương hiệu

Nghĩ đến những cái tên sản phẩm hay dịch vụ thực sự chẳng có nghĩa gì cả, ví dụ Sony, Google hay Exxon. Mặc dù vậy, đôi khi những cái tên "vô nghĩa" này lại làm cho việc kinh doanh trở nên có nghĩa.

Cũng theo Giáo sư Kirk Smith, Phó hiệu trưởng Trường Kinh tế COBE trong đại học Boise, những cái tên vô nghĩa như Starbucks là loại khó nhất để quảng bá ra thị trường bởi vì khách hàng tiềm năng không có cấu trúc bộ nhớ liên quan đến cái tên đó. Vì vậy, khách hàng phải được nghe rằng Starbucks có nghĩa là cà phê và việc này phải lặp đi lặp lại nhiều lần trước khi họ có thể nhớ được.

Tuy nhiên, lợi ích của việc đặt tên như thế này lại là sau khi khách hàng đã biết tới sản phẩm, họ chỉ nghĩ đến sản phẩm và tính năng của chúng như những gì mà hãng quảng cáo đã nói với họ. Khách hàng sẽ không nhầm lẫn Starbucks với giầy dép hay dầu hoả.

Mặt khác, thật khó mà có thể tưởng tượng Jiffy-Lube đã làm chúng ta nghĩ rằng họ đang cung cấp dịch vụ gì đó chứ không phải là các việc liên quan đến dầu mỡ động cơ (thực chất là họ làm dịch vụ thay dầu, bảo dưỡng xe...)

Những tên Thương hiệu được tạo ra giống với tên người có thể được liệt vào mục những cái tên vô nghĩa. Những cái tên như Hewlett-Packard hay Washington Group International không minh hoạ cho những gì mà các công ty đó làm, nhưng chúng cũng có những ưu điểm và nhược điểm giống như cái tên độc nhất vô nhị Starbucks.

Một bí mật của một tên thương hiệu thành công

Hãy nghĩ tới những cái tên đáng nhớ như Coca-Cola, Moxie Java, và Apple. Những cái tên này có điều gì giống nhau?

Những cái tên Thương hiệu thành công có chung một đặc điểm: chúng rất ngắn gọn. Nghĩ đến Coke, iPod, và Dell!.

Thậm chí ngay cả những cái tên dài cũng có xu hướng ngắn lại nếu viết theo cách sử dụng chữ cái đầu. Ví dụ, Washington Group International thường được viết là WGI, Hewlett-Packard là HP, còn một cái tên dài dằng dặc như Boise State University's College of Business and Economics thì được viết là COBE.

Những cái tên dài gây khó khăn khi nói, vì vậy khách hàng gọi theo cách ngắn gọn không quan tâm đến việc chủ Thương hiệu có ý định như vậy không.Không chú ý đến độ ngắn hay dài, những cái tên được tạo ra để sử dụng.

Theo Giáo sư Kirk Smith, thỉnh thoảng những cái tên thương hiệu lại có vẻ giống nhau, thậm chí cả khi các chủ thương hiệu không cố ý.

Thuốc aspirin, thang máy, khoá kéo là ba ví dụ về những cái tên đã được đăng kí thương hiệu, và đã bị dùng lẫn. Trong những trường hợp đó, chủ sở hữu bị mất thương hiệu bởi vì họ đã sử dụng sai tên Thương hiệu hoặc đã không bảo vệ hợp pháp những khiếu nại của mình.

Sử dụng tên thương hiệu

Bạn đã có một cái tên thương hiệu rất hay, vậy một câu hỏi khó hơn được đặt ra, bạn sử dụng nó như thế nào?

Mark Barket, chuyên gia về truyền thông và hiện tại đang học Thạc sĩ tại đại học Boise, nói rằng các công ty tung sản phẩm công nghệ cao ra thị trường thường khai trương sản phẩm của mình bằng cách sử dụng và khuyến khích khách hàng sử dụng tên Thương hiệu của mình bằng tất cả những biện pháp có thể. Ví dụ, chúng ta sử dụng Google (tên dịch vụ) để Google (tìm kiếm trên Google).

Những sản phẩm có vòng đời ngắn và những ưu điểm lần đầu tung ra thị trường thường đem đến mức độ sử dụng rộng rãi tên thương hiệu trên những thị trường sản phẩm công nghệ cao. Chủ sở hữu muốn tên Thương hiệu lan toả thật nhanh chóng bởi vì sản phẩm thay đổi rất nhanh và khách hàng có thể chuyển sang sản phẩm mới. Trừ khi có họ sự kết nối nào đó tới cái tên và sản phẩm.

Nếu sản phẩm có vòng đời dài hơn, doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh thị trường khi sản phẩm ở giai đoạn chín muồi. Ví dụ, HP đã thay đổi hình thức xúc tiến để phô trương sản phẩm máy in 'Laser Jet printers' chứ không phải là 'Laserjets'.

Sự thay đổi này ngăn cản việc đối thủ cạnh tranh sử dụng tên giống tên của Thương hiệu đang thống lĩnh trên thị trường. Hãy tưởng tượng số lượng bán ra của HP và cảnh tượng xảy ra nếu Lexmark có thể đặt tên sản phẩm của mình là "Laser Jets."

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Xu hướng thiết kế in ấn bao bì đẹp


Bật mí 10 xu hướng thiết kế bao bì


Những người làm thiết kế, in ấn bao bì phải tự thôi thúc bản thân và “lôi kéo” khách hàng từ bỏ những giải pháp đã nhàm chán trong quá khứ để chấp nhận những ý tưởng sáng tạo có khả năng gây ảnh hưởng lớn. Trong một thế giới mà hiểu biết về thiết kế và óc thẩm mỹ của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, nhiệm vụ của các chuyên gia là phải nắm được những xu hướng hiện nay để tìm ra phương án hấp dẫn khách hàng nhất. 10 xu hướng thiết kế bao bì được tổng hợp dưới đây có thể là cơ sở để các nhà thiết kế phát triển các ý tưởng mới, thậm chí là tạo dựng những khởi đầu trào lưu mới…

in an bao bi


1. Giãi bày, kể chuyện

Những thông tin về nguồn gốc của sản phẩm sẽ làm tăng sự tin cậy của khách hàng – chưa kể thực tế nội dung câu chuyện có thể ăn sâu vào trí nhớ của khách hàng. Đây là công cụ rất mạnh xét về khả năng tạo lập quan hệ giữa thương hiệu và sản phẩm.

Từ chỗ chỉ có một vài mẩu nhỏ được in ấn phía sau bao bì, xu hướng kể chuyện giờ đã phát triển thành những câu chuyện được in trực tiếp mặt trước bao bì: câu chuyện giờ đã trở thành một phần của thiết kế, tạo ra sự hấp dẫn và giải trí, mang lại cảm giác thư giãn cho khách hàng và khiến họ quan tâm tới bao bì. Một khi sự kết nối được tạo dựng, sức hút của sản phẩm sẽ tăng lên mạnh mẽ.

2. Vui nhộn

Bao bì cổ điển chỉ “chung thủy” với chức năng thông tin chi tiết và lợi ích của sản phẩm, nhất là những loại bao bì có nội dung rõ ràng, súc tích và đơn giản. Khi một thương hiệu có cá tính, nó sẽ trở nên hấp dẫn, quyến rũ và mang lại sự hài hước cho khách hàng.

Tư duy xa hơn, hãy coi thương hiệu là nguồn tạo ra sự vui nhộn. Những dấu hiệu hài hước kỳ lạ (đôi khi là kỳ cục) sẽ tạo tính giải trí cho bao bì và khiến cho người tiêu dùng có căn cứ tin vào sản phẩm. Sự vui nhộn có thể làm nóng cả những bộ óc hoài nghi nhất. Sống ở trên đời, ai mà không mua sắm – vậy sao không tạo cho khách hàng những cảm giác vui nhộn bất ngờ?

3. In đậm

In đậm có nguồn gốc từ Pop Art, có pha trộn cảm xúc của những cuốn truyện tranh. Kiểu dáng in đậm của bao bì khiến nó trở nên độc đáo, khác biệt với mọi sản phẩm khác trên giá hàng. Bao bì thường có màu sáng, đôi khi được tô điểm bằng những đường đen bao lấy hình vẽ.

Có thể xem đây là một xu hướng tiến tới sự đơn giản, vì mơ ước của mọi chuyên gia thiết kế là được tạo ra những hình ảnh rõ ràng và ít rối rắm. Xu hướng in đậm đang phát triển và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt với những loại sản phẩm cần vẻ ngoài mạnh mẽ. Xu hướng này cũng được sử dụng với những loại sản phẩm đang bị cạnh tranh gay gắt, nhằm khẳng định sự khác biệt với các đối thủ trên thị trường.

4. Hình ảnh thay lời muốn nói

Thông thường, người thiết kế hay chú trọng việc cung cấp mọi thông tin liên quan sản phẩm tới khách hàng thông qua bao bì mà quên mất rằng ngườ i tiêu dùng có thể bị nhiễu loạn bởi lượng thông tin dày đặc. “Hình ảnh thay lời muốn nói” là xu hướng tập trung cho sản phẩm thay vì thương hiệu, chú trọng việc tô đậm hình ảnh sản phẩm nhằm thuyết phục người tiêu dùng mua hàng.

Để làm được điều này, người thiết kế thường sử dụng những bức ảnh mô tả đặc tính hay cảm xúc liên quan sản phẩm, hoặc tập trung vào những ích lợi mà khách hàng sẽ thu về khi tiêu dùng sản phẩm. Đây cũng là xu hướng được phát triển từ ý tưởng đơn giản hóa và đang được nhiều thương hiệu mạnh sử dụng.

5. Thủ công

Càng muốn đơn giản hóa cuộc sống của chính mình, chúng ta càng muốn tìm kiếm vui thú và đam mê mỗi ngày. Các sản phẩm thủ công luôn được xem là đặc biệt và người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua chúng.

Nhưng trước khi quyết định mua hàng, người tiêu dùng cần có cảm giác tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Kiểu thiết kế thủ công, sử dụng những họa tiết “vẽ tay” sẽ tạo hiệu ứng thân thiện, khiến người tiêu dùng bằng các giác quan có thể cảm nhận sản phẩm một cách trực tiếp. Nhìn những đồ họa (hình ảnh, chữ viết) được kết hợp khéo léo trên bao bì, khách hàng sẽ có cảm giác sản phẩm được làm riêng cho mình. Có thể xem thiết kế thủ công là một bước tiến từ mô hình sản xuất hàng loạt tới tiếp xúc nhân văn.

6. Phong cách sống

Có thể nói xu hướng này đã từng bị lạm dụng trong quảng cáo nhiều năm qua, nhưng với thiết kế bao bì, vai trò của nó khá hạn chế. Xu hướng “phong cách sống” chú trọng những lợi ích của sản phẩm và thương hiệu. Chuyên gia thiết kế tìm cách mô tả sản phẩm khi đang được sử dụng, thông qua những bức ảnh minh họa. Xu hướng này thể hiện rất rõ ở châu Âu, trên bao bì thường có hình ảnh người tiêu dùng tỏ ra thích thú trải nghiệm sản phẩm.

Có nhiều cách để tạo ra hiệu ứng này, thông qua hình ảnh người tiêu dùng đang sử dụng sản phẩm, hay vẻ mãn nguyện của họ sau khi dùng xong. Thông điệp hướng tới là khách hàng sẽ có cảm giác như đang tiến gần tới một phong cách sống nào đó.

7. Phỏng theo quá khứ

Xu hướng này đánh vào tình cảm của khách hàng, tạo cảm xúc về quá khứ, hay làm sống lại trong họ những kinh nghiệm tích cực trước đây về sản phẩm. Đây là lý do tại sao những sản phẩm như Izze lại sử dụng những biểu tượng của những năm 60 trên bao bì. Rõ ràng, việc khơi dậy tình cảm hoài cổ không phải là ý tưởng mới, nhưng quá khứ mà chúng ta mô phỏng phải thường xuyên được cải biến, thay đổi.

Xu hướng này không phải là sự bắt chước hoàn hảo, nói cách khác là sự mô phỏng 100% thiết kế năm xưa; thay vào đó, những chuyên gia thiết kế tài năng sẽ chỉ giữ lại một số yếu tố đặc thù và bổ sung những nét mới, tạo ra những “xúc cảm đương thời” trong người tiêu dùng của ngày hôm nay.

8. Càng ít càng tốt

Nhiều năm qua, xu hướng “càng ít càng tốt” dường như đã trở thành chủ đề tranh luận trong cộng đồng thiết kế. Sự đơn giản thường được xem là mơ ước của các chuyên gia thiết kế và cả những người tiêu dùng – nó khiến nhiều thứ trở nên dễ dàng và có tính thuyết phục hơn. Cách tiếp cận này thường được dùng để gợi ra một sự tao nhã thầm lặng hay để tập trung truyền tải ý tưởng chỉ đạo. Trong năm 2008, ngoài xu hướng này, chúng ta có thể thấy những biến tấu khác của sự đơn giản hóa như “hình ảnh thay lời muốn nói” hay “vui nhộn, bất ngờ” đã trình bày trên đây.

9. Tự do biểu đạt

Xu hướng này nhấn mạnh sự biểu đạt nghệ thuật một cách tự do trong thiết kế bao bì, dùng sáng tạo thẩm mỹ để gây bất ngờ và tạo sự ưa thích cho các nhóm khách hàng trẻ tuổi. Có thể quan sát nhưng thật khó mô tả xu hướng này bởi tính chất đa dạng của những giải pháp, tuy nhiên điểm chung nhất chính là cách tiếp cận hoàn toàn mới, thậm chí ngược hẳn với kiểu bao bì sản phẩm truyền thống, lấy sáng tạo làm động lực và “phó thác” cho ý tưởng nghệ thuật lan tỏa, tuy nhiên phải tôn trọng nguyên tắc không tác động tiêu cực tới các lợi ích của sản phẩm và thương hiệu.

10. Xanh lá

Xu hướng này lan truyền khá nhanh và đang thu hút sự quan tâm với hầu hết các thương hiệu, vì nó ảnh hưởng tới mọi mặt của bao bì – từ thu thập nguyên liệu đầu vào cho tới tái chế để tái sử dụng. Gắn kết với xu hướng xanh là sự nổi lên của phong trào “tư duy toàn cầu, mua hàng địa phương”; cả hai đều hướng tới việc giảm thiểu nguyên liệu đầu vào trong sản xuất và đóng gói, đưa các sản phẩm địa phương ra thị trường.

Trong cuốn sách “Sinh thái học Thương mại”, tác giả Paul Hawken cho rằng nếu doanh nghiệp quan tâm tới hoạt động tái chế và xử lý chất thải doanh nghiệp sẽ rất dễ ghi điểm trong thị trường. 10 năm sau, ý tưởng của Hawken đã được thừa nhận rộng rãi. Xu hướng xanh đang từng bước in dấu trên trái đất và với nhiều người tiêu dùng, nó đã trở thành một lối sống.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

In ấn đẹp phải như thế nào

Để có được một ấn phẩm in ấn đẹp thì cò rất nhiều công đoạn trong in rất quen thuộc như cán màng, ép kim… nhưng cũng có những hiệu ứng không phải bất kỳ ai cũng để ý và biết. Chính vì thế , bài viết này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản để mọi người dễ hình dung hơn khi chọn in ấn và thiết kế.

in an dep

1. Cán màng

Chất liệu giấy phổ biến nhất trong in ấn ở Việt Nam là giấy couche. Bạn có thể tìm thấy giấy này ở hầu hết các mẫu flyer, brochure và mẫu thiết kế catalogue trên thị trường. 

Ưu điểm của nó là giá thành rẻ và cho một chất lượng in ấn sắc nét, tuy nhiên vì nó quá phổ biến nên trở nên bình thường và nhàm chán.  

Thông thường, để bảo vệ chất lượng in an, sau khi in ấn, lớp giấy này được cán qua 1 lớp màng, có thể là màng mờ, bóng hoặc cán gân để tạo bề mặt chất liệu. Kỹ thuật cán gân làm cho bề mặt giấy couche không còn trơn mà có nổi gân như giấy mỹ thuật. Dĩ nhiên hiệu quả chỉ dừng ở mức độ mô phỏng chứ không đẹp như dùng chất liệu giấy mỹ thuật được.  

2. Ép kim

Kỹ thuật này cũng được dùng nhiều. Trên một ấn phẩm, người ta có thể ép kim phần logo hoặc phần chữ muốn nhấn mạnh. Ép kim không phải là in mà nó là kỹ thuật ép một lớp kim loại mỏng lên bề mặt giấy. Có nhiều màu kim loại để lựa chọn: trắng, vàng, đỏ, xanh… Bề mặt khi được ép kim sẽ óng ánh sắc kim vì thế trở thành điểm nhấn đặc biệt trên ấn phẩm.  

in an dep

3. Dập chìm / dập nổi

Ví dụ dễ thấy nhất của kỹ thuật này là ở thiệp cưới, người ta hay dập các hoa văn chìm nổi trên giấy. Giấy phải có định lượng tương đối dày mới có thể dập dược và cũng tùy vào từng chất liệu giấy mà hoa văn có nổi rõ hay không. Không cấn in nhưng hình ảnh vẫn hiển thị trên giấy, kỹ thuật này thích hợp với các loại giấy mỹ thuật có bề mặt xốp.  
in an dep

4. Phủ UV
Phủ UV là phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp màng mực UV. Có 2 kiểu làm là cán UV toàn phần (phủ lên toàn bộ bề mặt tờ giấy) & cán UV từng phần (chỉ phủ lên những chi tiết, hình ảnh đòi hỏi có hiệu ứng mà thôi). Phần được phủ UV sẽ trong suốt nhưng lại bóng bẩy khiến nó trở nên nổi bật dưới ánh sáng. Bông hoa là lớp UV trong suốt, khi có ánh sáng sẽ óng ánh.

in an dep

5. In màu pha

Một bản in offset được tạo thành từ 4 màu C(Cyan-xanh), M(Magenta-hồng), Y(Yellow-vàng), K(Black -đen). Sự kết hợp của 4 màu này tạo thành tất cả các màu sắc hiển thị trên ấn phẩm. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt theo yêu cầu về màu sắc của bộ nhận diện thương hiệu hoặc màu sắc có ánh nhũ, màu có chất dạ quang…

Những màu này, hệ in CMYK không thể mô phỏng được nên phải dùng mực đã được pha sẵn để in. Gần đây, rất nhiều tạp chí cũng dùng cách này để làm nổi bật tên tạp chí trên kệ báo. Đối với một số nhãn sản phẩm, màu pha được in ấn thêm để tránh giả mạo.  

6. Cấn bế

Ở kỹ thuật này, nhà in / công ty in sẽ làm khuôn để bế thành phẩm thành hình theo ý muốn.Tuy nhiên, giấy phải dủ dầy thì mới có thể bế sắt nét và đẹp.  

in an dep