Với
giá cả leo thang từng ngày như hiện nay thì người tiêu dùng đang phải đau đầu với
các khoản chi tiêu cho sản phẩm đang tăng lên chóng mặt. Khả năng quyết định
mua sắm của khách hàng sẽ bị hạn chế và người tiêu dùng sẽ không còn chi tiêu
cho các khoản xa xỉ nữa. Họ sẽ càng suy xét kỹ hơn khi chi tiêu. Việc này tạo lợi
thế cho các thương hiệu có thể mang lại giá trị sử dụng tối ưu nhất cho khách
hàng.
Điều
này dẫn đến việc các công ty sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tạo dựng lòng
trung thành nơi khách hàng. Vấn đề bây giờ không phải chỉ đơn giản là bàn tán về
việc tăng giá trị của thương hiệu như thế nào mà chúng ta phải bắt tay vào việc
này ngay.
Cho
nên việc thay đổi về mẫu mã,
bao
bì,
nhãn mác và chất lượng sản
phẩm đang là việc cấp bấp để phù hợp với tình hình chung của thị trường và phù
hợp với khách hàng đang khó tình lên từng ngày.
Đối
với nhiều nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng, giá trị ảnh hướng đến chiến lược giá
rất nhiều. Và nhất là hiện nay, người tiêu dùng rất suy xét về giá, thì sản phẩm
nào có mức giá và giá trị phù hợp sẽ chiếm được ưu thế. Điều này thực sự quan
trọng đối với doanh nghiệp, nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh dựa trên sản phầm
và
bao bì.
Tái
nhận diện giá trị:
Để đạt
được mục tiêu kinh tế đó, thì trước tiên phải cải tiến tư duy. “Giá trị” hiện
này không còn là lời nói suông trong cam kêt với khách hàng. Giá trị ở đây cần
phải tái nhận diện như thành phần cốt lõi cho chiến dịch thương hiệu cải tiến sắp
tới.
Khi
phân tích ngành hàng, marketer nên tập trung vào những giá trị đặc thù của sản
phẩm, mang lại ích lợi lớn nhất cho người tiêu dùng. Nếu chỉ dựa vào tài sản
thương hiệu thì chưa đủ, mà vừa thể hiện giá trị ấn tượng với người tiêu dùng,
vừa cải tiến trong sản phẩm,
bao
bì.
Ví dụ
như iPod hay iPhone, chúng ta hay xem xét về sản phẩm và hình thức bên ngoài của
chúng. Chúng đã dấy lên một lối sống công nghệ sành điệu, bởi có sự đầu tư về
thiết kế, cũng như hình thức bên ngoài. Hình thức bên ngoài đã tạo nên sự cảm
nhận và hứng thú cho khách hàng khi sử dụng sản phầm và đạt được cảm giác cực đỉnh.
Giá
cả không phải là tiêu chí đánh giá “Giá trị” với các dòng máy Apple, trong khi
khách hàng vẫn có thể mua các mày nghe nhạc MP3 hay điện thoại cùng tính năng
và rẻ hơn. Giá trị lớn nhất Apple có được là dám can đảm thay đổi tư duy thiết
kế. Họ hiểu rõ điều đó và khách hàng cũng thích vậy, nó giúp đẩy tài sản của
các sản phẩm Apple lên mức cực đại.
Tuy
nhiên, nếu sự khác biệt nếu bị sao chép và bắt chước, thì cách tính giá sẽ phải
thay đổi. Sản phẩm phải được định giá trong khuôn khổ kỳ vọng của người tiêu
dùng (trừ khi họ có được các giá trị cộng thêm).
Vậy,
chúng ta cần làm gì để có được sự nhận thức cao hơn về giá trị cho sản phẩm
trong lòng khách hàng?
Trường
hợp đưa ra tham khảo ở đây là sản phẩm rau củ đông lạnh Brids Eye’s Steamfresh.
Bao bì của nó là một người bảo vệ thực sự cho sản phẩm bên trong, chỉ mất năm
phút để có thể nấu chín từ tủ lạnh. Câu chữ thiết kế cũng tạo được ấn tượng lập
tức với người sử dụng: sự tiện lợi hơn.
Cải
tiến trong bao bì này đã kéo khách hàng mới về cho ngành hàng rau quả đóng gói.
Vậy họ có tin là giá trị được tăng thêm?. Rau củ đông lạnh của Birds Eye’s
Steamfresh đứng vị trí thứ hai trong Top 10 công ty thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tốt
nhất năm 2006, 2007 với doanh số 87 triệu USD.
Bao
bì tái sử dụng cũng là một lợi ích đối với khách hàng. Các bà nội trợ ngày nay
thích trữ thực phẩm trong các thiết bị lưu trữ họ mua và tiếp tục sử dụng
chúng. Tiếp tục và tiếp tục tái sử dụng. Không thay thế cái mới. Vấn đề đặt ra
là bao bì sử dụng nhiều lần như vậy thì có “bị” gì không, đặc biệt là đối với sức
khỏe?
Sản
phẩm tấy rửa đa năng của Arm&Hammer được tiếp thị trực tiếp tới khách hàng
thông qua website. Điều đặc biệt là họ tặng 1 chai thủy tinh thể tích 32oz có
thể tái sử dụng được trong sản phẩm tẩy rữa của mình. Và chai thủy tinh đó có
thể sử dụng nhiều lần, chỉ cần thay đồ cọ rửa của Arm&Hammer.
Dĩ
nhiên là công ty sẽ thu lợi từ việc khách hang mua cọ tẩy rữa để tiếp tục sử dụng
chai thủy tinh, theo cách họ muốn. Như vậy có rẻ hơn và thông minh hơn không,
khi chỉ cần thay thế đồ tẩy rửa để tiếp tục sử dụng chai thủy tinh, thay vì phải
mua nguyên một sản phấm mới.
Các
sản phẩm và ý tưởng có giá trị gia tăng thật sự có lợi cho người tiêu dùng, và
đáng được tung ra thị trường. Trong hiện tại, các sản phẩm sản xuất ở Mỹ (vẫn
thường gọi là “Made in U.S.A”) vẫn được đánh giá cao bên cạnh mối lo ngại về việc
các sản phẩm ngoại nhập chiếm lấy thị trường nội địa hoặc các vấn đề về sức khỏe,
bệnh dịch.
Một
ý tưởng khác đó là các công ty thực phẩm nên dẫn đầu trong công nghệ bao bì để
kéo dài sự tươi ngon của thực phẩm. Cũng có thể tiếp thị theo hướng giảm chất
thải, tái sử dụng đồ đã dùng để tối đa hóa ngân sách của mình.
Bao
bì thiết kế thông minh cũng là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là trong cộng đồng
dân cư các nước phát triển như Mỹ. Yếu tố dễ sử dụng rất được người tiêu dùng
quan tâm.
Bao
bì giúp sản phẩm trở dễ cất trữ cũng là một ưu thế. Các chai nước sốt cà chua
Heinz’s Fridge Fit có thể đặt đứng bằng miệng chai và dễ dàng cho vào khay cửa
tủ lạnh là một sáng kiến được đánh giá cao. Không những dễ dàng cất trữ, nó còn
giúp người dùng sử dụng hết lượng nước sốt bên trong và không gây lãng phí.
Nghiên
cứu cho thấy những ý tưởng mang giá trị như vậy rất được người tiêu dùng đánh
giá cao. Càng có nhiều sản phẩm chất lượng thì họ càng ưa thích mặt hàng. Có một
nhận định rằng: Chúng ta không thể dấy lên được xu hướng giá trị cho khách hàng
qua sản phẩm và bao bì của mình, chỉ có làm được thông qua các quảng cáo sáng tạo.
Chỉ có thế thôi.
Nhưng
hãy nhớ rằng, giá trị sẽ chết nếu đó là một quảng cáo nhảm nhí. Thay vào đó,
chúng ta cần một sự thấu hiểu rõ ràng quan điểm về giá trị trong doanh nghiệp,
trong sản phẩm. Sự thiếu hiểu biết và giả dối sẽ bị phơi bày và tẩy chay bởi những
người tiêu dùng tinh tường.
Kháng
hàng luôn đòi hỏi sự minh bạch, trung thực và xu hướng thực tế, doanh nghiệp phải
kinh doanh sản phẩm và bao bì một cách đúng mực, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng
hiện tại mới có thể thành công được.