Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Mũ bảo hiểm không nhãn mác chiếm 50% thị trường


Với tình trạng mũ bảo hiểm giả được bán chôi nổi không nhãn mác rất nhiều. Đó là nhận định của ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa. Từ đầu năm 2013 đến nay, Chi cục quản lý thị trường (QLTT) đã tịch thu và tạm giữ hơn một nghìn mũ bảo hiểm (MBH) giả, kém chất lượng.

Theo quan sát của PV Dân trí thì trên địa bàn thành phố Thanh Hóa những ngày qua xuất hiện rất nhiều cửa hàng trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Tống Duy Tân, Lê Lai…bày bán tràn lan MBH không có nhãn mác hoặc kiểu dáng giống MBH nhưng không phải là MBH vì không đủ điều kiện để bảo vệ an toàn cho người tham gia giao thông. Hầu hết các loại MBH ở đây được bán với giá trung bình từ 30.000 - 45.000đồng/chiếc, có loại chỉ 15.000đồng/chiếc với mẫu mã, màu sắc đa dạng và thời trang.

nhan mac
Mũ bảo hiểm được trưng bày tràn lan trên vĩa hè

Không những tại các cửa hàng mà ngay ở siêu thị BigC cũng xuất hiện một số MBH với giá chỉ có 80.000đồng/chiếc với vỏ bọc bên ngoài, cốt, kính, quai khá mỏng manh.
Báo cáo mới nhất từ Chi cục QLTT tỉnh Thanh Hóa tính đến ngày 14/3 cho hay, MBH giả tập trung rải rác khắp các địa bàn trong tỉnh như: thành phố Thanh Hóa, Nga Sơn, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Lanh Chánh…

Có 23 trường hợp bị xử lý trong đó giả về nhãn mác hàng hóa là 4 trường hợp, giả về chất lượng công dụng là 14 trường hợp, vi phạm các điều kiện khác: 5 trường hợp. Ngoài ra còn 19 trường hợp đang trong thời gian chờ xử lý. Với tổng 281 chiếc MBH bị tịch thu, tạm giữ 1.028 chiếc, phạt hành chính 21,25 triệu đồng.

Cụ thể ngày 16/1, Đội QLTT đã phạt 15 triệu đồng, tịch thu 17 chiếc MBH giả nhãn hiệu Honda cùng nhiều phụ tùng xe máy các loại. Ngày 14/3, tiếp tục tạm giữ 80 chiếc MBH ở địa chỉ 368 Trần Phú, phường Ba Đình (thành phố Thanh Hóa) tạm giữ 199 MBH tại địa chỉ 79 Nguyễn Trãi, phường Ba Đình (thành phố Thanh Hóa)…
Trước đó, trong năm 2012 Chi cục QLTT tỉnh Thanh Hóa cũng đã tịch thu gần một nghìn chiếc MBH giả và phạt 87,9 triệu đồng đối với 40 trường hợp vi phạm.

nhan mac
 Mủ bảo hiểm thời trang kém chất lượng được ưu chuộng của giới học sinh - sinh viên

Điều đáng nói là hiện nay trên thị trường bày bán tràn lan mũ thời trang mà người tiêu dùng thường thay thế MBH khi điều khiển mô tô xe máy, tuy nhiên do số mũ này có tem và có cơ sở sản xuất nên Đội QLTT không thể bắt và tịch thu khiến cho những chiếc mũ không an toàn này vẫn ngang nhiên được bày bán và hiện tượng người tham gia giao thông bằng mô tô xe máy đội những chiếc mũ này vẫn diễn ra.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chi cục QLTT cho biết: “Đội QLTT chỉ có chức năng tịch thu và xử lý trường hợp các cửa hàng bán loại MBH giả, kém chất lượng, MBH không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, không thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định. Còn loại mũ thời trang nếu có tem, có cơ sở sản xuất rõ ràng thì chúng tôi không có thẩm quyền để bắt mà thuộc thẩm quyền của Cảnh sát giao thông đối với người lái xe mô tô xe máy đội những chiếc mũ này”.

Cũng theo ông Thắng thì hiện nay trên thị trường Thanh Hóa có khoảng 50% MBH là giả. “Những chiếc MBH có thể có kiểu dáng giống hệt MBH nhưng nó không đủ chức năng bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng vì thế những ngày qua, Đội QLTT của toàn tỉnh đang ráo riết kiểm tra, tịch thu và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, đồng thời tuyên truyền cho người dân nhận thức được tác hại của việc dùng những chiếc MBH không đủ an toàn, cự tuyệt, tẩy chay với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng”, ông Thắng nhấn mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét