Ta
có thể thấy nhận diện thương hiệu thành công nhất thuộc về những công ty rất tự
tin và hiểu rõ chính mình. Họ có đủ sự kiên nhẫn và niềm tin để theo đuổi trọn
vẹn quy trình thiết kế một cách bài bản. Kết quả là họ xây dựng được hình ảnh
hoàn chỉnh và thống nhất cho chính mình khi giao tiếp với tất cả đối tác, nhà
cung cấp và tất nhiên là với người tiêu dùng.
Nhận
diện thương hiệu gồm: logo, slogan, bao
bì, nhãn mác, catalogue, poster, profile, card visit, ….
Khi
một công ty quyết định cải tiến hoặc tạo dựng nhận diện thương hiệu mới thì nên
cân nhắc ba bước sau đây:
1.
Xây dựng chiến lược thương hiệu một cách bài bản:
Mỗi
công ty thiết kế có quy trình riêng, nhưng nhìn chung những giải pháp về xây dựng
thương hiệu mà họ đề xuất đều dựa trên kinh nghiệm, tài năng và cách thức ứng dụng
trên thực tế. Xây dựng chiến lược thương hiệu là bước sống còn để tạo tiếng nói
và có sức cạnh tranh cao khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp và thương hiệu mới
ra đời. Trước đây, doanh nghiệp có thể sáng tạo logo và định dạng thương hiệu
khá dễ dàng với chi phí thấp vì không nhiều cạnh tranh, không quá khó khăn để
thâm nhập thị trường.
Nhưng
nay thì thị trường thay đổi từng ngày, một số hình ảnh, kiểu dáng trước kia được
coi là thời thượng, bắt mắt thì nay trở nên lạc hậu, thô thiển, lòe loẹt. Lấy
Cà phê Trung Nguyên làm ví dụ. Thời điểm Trung Nguyên xuất hiện trên thị trường
Việt Nam
hầu như không có sự cạnh tranh nào. Trung Nguyên tạo dụng được tên tuổi và dòng
sản phẩm khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên một công ty tầm cỡ với dòng sản phẩm phong
phú như Trung Nguyên phải đối mặt với một nguy cơ: sức mạnh thương hiệu bị mai
một theo thời gian. Mặc dù Trung Nguyên vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm và
bám sát xu hướng thị trường, họ cần phải củng cố và thống nhất hình ảnh thương
hiệu và truyền tải thông điệp qua nhiều kênh thông tin một cách hiệu quả.Phát
triển chiến lược thương hiệu bài bản là bước đầu để xây dựng công ty lớn mạnh.
Một
phần của quy trình này là công ty phải xác định thật cụ thể rõ ràng những vấn đề sau:
* Cá
tính của công ty là gì? (ví dụ: thân thiện, hiện đại, truyền thống, phá cách,
nghiêm trang, cổ điển, năng động…)
* Mục
tiêu và giá trị nội tại của công ty (ví dụ: sáng tạo, minh bạch, hiệu quả, theo
xu hướng cạnh tranh…)·
*
Hình ảnh, tiếng tăm hiện có của công ty trong mắt công chúng (ví dụ: cao cấp, bảo
thủ, cấp tiến, thoải mái, thụ động…)
* Mục
tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty (ví dụ: mức độ phát triển, doanh số, lợi
nhuận, chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường, nhượng quyền…)
Những
thông tin này, phối hợp cùng chiến lược thương hiệu và phát triển doanh nghiệp
là nền tảng xây dựng logo. Công ty thiết kế cần hiểu sâu về công ty khách hàng
và hai bên cần phải thống nhất quy trình làm việc với một tiếng nói chung để có
thể hợp tác tốt với nhau.
2.
Quy trình thiết kế:
Trong
quá trình thiết kế, công việc của đội ngũ sáng tạo là thể hiện được mục tiêu và
đặc điểm của công ty qua hình ảnh biểu trưng, ngôn từ, đồng thời cũng tính đến
những yếu tố bên ngoài như xu hướng của ngành hàng, đối tượng tiêu dùng mục
tiêu và phương tiện truyền thông nào. Định dạng thương hiệu cần linh hoạt đến mức
nào? Khai triển, ứng dụng mở rộng ra sao? Nó có “sống thọ” theo thời gian được
không, hay sẽ mau chóng “hết thời”? Sau khi chọn được mẫu thiết kế, bước kế tiếp
là xây dựng đặc điểm nhận diện thương hiệu với quy cách trình bày thống nhất.
3.
Thực hiện và sản xuất:
Điều
này hiện nay ở Việt Nam
vẫn là một thách thức lớn do các công ty vẫn còn thiếu kinh nghiệm. Tạo dựng và
thực hiện phong cách thống nhất cho công ty là một quy trình phức tạp. Nhiều
công ty chủ quan bỏ qua những bước rất quan trọng trong quy trình kể trên và
theo đuổi những giải pháp ngắn hạn, thiếu sự nhìn xa trông rộng. Về lâu dài, điều
này sẽ phương hại đến thương hiệu của họ.
Quan
sát cho thấy những thành công nhất thuộc về những công ty rất tự tin và hiểu rõ
chính mình. Họ có đủ sự kiên nhẫn và niềm tin để theo đuổi trọn vẹn quy trình
thiết kế một cách bài bản. Kết quả là họ xây dựng được hình ảnh thương hiệu
hoàn chỉnh và thống nhất cho chính mình khi giao tiếp với tất cả đối tác, nhà
cung cấp và tất nhiên là với người tiêu dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét