Hiển thị các bài đăng có nhãn in an tui nilon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in an tui nilon. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Túi nilon sinh học thân thiện với môi trường?


Tình hình ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng từ túi nilon thông thường thì đã gây ảnh hưởng khá nhiều đến việc sử dụng nó. Hiện tại muốn khai tử túi nilon thông thường thì cũng là việc rất khó khăn vì tính năng tiện dụng và giá thành thấp của nó. Song một trong những giải phảp rằng đây là những loại túi giấy, túi vải, túi nilon sinh học...
Nói về túi nilon sinh học, với những tính tăng ưu việt, thân thiện với môi trường, túi nilon sinh học tự phân hủy chứa chất phụ gia reverte đang được các hệ thống siêu thị trên cả nước hướng đến sử dụng.

Theo ông Nguyễn Văn Hà - Giám đốc Công ty TNHH hóa chất Thành Phương, hiện nay, vấn đề môi trường, đặc biệt là chất thải sau khi sử dụng, trong đó có các loại túi nhựa rất độc hại, khó phân hủy… ngày càng được các nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm. Với lợi thế hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, Công ty TNHH Hóa chất Thành Phương luôn chú trọng đến công nghệ tự phân hủy sinh học (bio-degradable).

in tui nilon, tui nilon, in an tui nilon, in an


Nói về ưu điểm để có được túi nilon sinh học, ông Hà cho biết: Quá trình tự phân hủy sinh học của bio-degradable là quá trình tự phân hủy sinh học của các loại polyolefin căn bản (standard polyolefins), thông qua con đường ôxy hóa, hay còn gọi là quá trình tự phân hủy sinh học OXO (oxo-biodegradable). Chức năng của chất phụ gia reverte là biến một sản phẩm không thể phân hủy được (tức là túi nhựa - túi nilon), trở thành vật có đặc tính tự phân hủy sinh học như một thực thể của tự nhiên (tương tự lá cây, cơ thể của động, thực vật...). Ngoài ra, nhiệm vụ chính của reverte là cắt ngắn liên tục chuỗi phân tử polyolefin, dưới tác động của khí ôxy, ánh sáng mặt trời và nhiệt độ. Từ một mạch dài, reverte bẻ gãy và làm cho chuỗi phân tử ngắn lại, các liên kết yếu đi, tạo điều kiện cho vi sinh vật phân hủy polyolefin một cách dễ dàng. Sau 3-9 tháng, các sản phẩm thải sẽ trở thành một loại bột mịn. Khi đó, các loại vi sinh, vi khuẩn và nấm mốc trong môi trường tự nhiên sẽ bắt đầu giai đoạn hai và ăn thứ bột này.

Từ ưu điểm trên, chất phụ gia reverte cho phép sử dụng trong sản xuất bao bì đóng gói thực phẩm. Theo các nhà khoa học đến từ các trường đại học của TP.Hồ Chí Minh, với nhiều lợi thế, nhất là hàm lượng chất phụ gia luôn nhỏ hơn 1%, nên khả năng gây ngộ độc không xảy ra. Phụ gia reverte là chìa khóa cho ngành sản xuất bao bì nhựa đóng gói. Người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm này. Bên cạnh đó, khả năng vượt trội của phụ gia reverte chính là “tự kiểm soát thông minh”. Dù lưu kho trong điều kiện nhiệt độ lên cao như ở Việt Nam, quá trình phân hủy sẽ không diễn ra nếu không có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong vòng 48 giờ. Việc kiểm soát thời gian sử dụng trước khi phân hủy hoàn toàn dễ dàng và không cần thêm chi phí nào.

Với những đặc tính ưu việt, góp phần bảo vệ môi trường, sản phẩm của Công ty TNHH Hóa chất Thành Phương được rất nhiều doanh nghiệp sản xuất bao bì quan tâm. Hiện, công ty đang cung cấp chất phụ gia tự phân hủy reverte cho Công ty Cổ phần Bao bì Vafaco (TP.Hồ Chí Minh) để sản xuất túi nilon tự hủy sinh học và đang được bán trong các siêu thị của Saigon Co.opMart. Bên cạnh đó, công ty còn hợp tác với Chính phủ và các doanh nghiệp Anh để phân phối sản phẩm phụ gia reverte tự phân hủy sinh học sang các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, trong đó có các thị trường lớn như: Mỹ, Canada, các quốc gia Nam Mỹ… nhằm khuyến khích các doanh nghiệp cùng với người dân bảo vệ môi trường.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Túi nilon ép quai và túi hột xoài

Túi nilon ép quai (quai nhựa) và túi hột xoài khác nhau thế nào?

Túi nilon ép quai (quai nhựa) và túi hột xoài khác nhau thế nào?
Đơn giản nhất là nhìn vào cái quai là biết ngay.
Đây là tui ép quai (quai nhưa)

Rất dễ nhận biết 2 loại túi nilon này, nhưng đôi khi do các bạn chưa bao giờ sử dụng nên cũng chưa hiểu về từ ngữ thường dùng trong lĩnh vực in ấn bao bì nilon.

tui nhua ep quai apsara Túi nilon ép quai (quai nhựa) và túi hột xoài khác nhau thế nào?

Đây là tui nilon hột xoài
Tui nilon hot xoai vang Túi nilon ép quai (quai nhựa) và túi hột xoài khác nhau thế nào?

Trong thời gian gần đây vẫn còn một số ít shop thời trang sử dụng túi nilon ép quai, trong những năm trước thì túi ép quai gần như lên ngôi và là biểu tượng của sự sang trọng và thời thượng. Lý do lỗi thời của túi ép quai chính là sự phát triển rất nhanh trong ngành phụ trợ cho shop thời trang, một số tui nilon hột xoài, túi vải không dệt, túi giấy draft vẫn đảm bảo được tính thời trang, đẹp mà giá thành lại rẻ hơn.

Túi hột xoài trong năm 2012 đang thống trị tại những shop thời trang từ bình dân đến cao cấp, và theo tình hình này thì trong năm 2013 thì túi nilon hột xoài vẫn chiếm đại đa số.
Giá thành rẻ và tính chất sử dụng tốt đã làm cho tui nilon có in thương hiệu shop thời trang trở nên phổ thông hơn. Không riêng gì shop thời trang, các nhà may, công ty cũng đang sử dụng rất nhiều túi nilon có in logo, thương hiệu, slogan…

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

In ấn đẹp phải như thế nào

Để có được một ấn phẩm in ấn đẹp thì cò rất nhiều công đoạn trong in rất quen thuộc như cán màng, ép kim… nhưng cũng có những hiệu ứng không phải bất kỳ ai cũng để ý và biết. Chính vì thế , bài viết này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản để mọi người dễ hình dung hơn khi chọn in ấn và thiết kế.

in an dep

1. Cán màng

Chất liệu giấy phổ biến nhất trong in ấn ở Việt Nam là giấy couche. Bạn có thể tìm thấy giấy này ở hầu hết các mẫu flyer, brochure và mẫu thiết kế catalogue trên thị trường. 

Ưu điểm của nó là giá thành rẻ và cho một chất lượng in ấn sắc nét, tuy nhiên vì nó quá phổ biến nên trở nên bình thường và nhàm chán.  

Thông thường, để bảo vệ chất lượng in an, sau khi in ấn, lớp giấy này được cán qua 1 lớp màng, có thể là màng mờ, bóng hoặc cán gân để tạo bề mặt chất liệu. Kỹ thuật cán gân làm cho bề mặt giấy couche không còn trơn mà có nổi gân như giấy mỹ thuật. Dĩ nhiên hiệu quả chỉ dừng ở mức độ mô phỏng chứ không đẹp như dùng chất liệu giấy mỹ thuật được.  

2. Ép kim

Kỹ thuật này cũng được dùng nhiều. Trên một ấn phẩm, người ta có thể ép kim phần logo hoặc phần chữ muốn nhấn mạnh. Ép kim không phải là in mà nó là kỹ thuật ép một lớp kim loại mỏng lên bề mặt giấy. Có nhiều màu kim loại để lựa chọn: trắng, vàng, đỏ, xanh… Bề mặt khi được ép kim sẽ óng ánh sắc kim vì thế trở thành điểm nhấn đặc biệt trên ấn phẩm.  

in an dep

3. Dập chìm / dập nổi

Ví dụ dễ thấy nhất của kỹ thuật này là ở thiệp cưới, người ta hay dập các hoa văn chìm nổi trên giấy. Giấy phải có định lượng tương đối dày mới có thể dập dược và cũng tùy vào từng chất liệu giấy mà hoa văn có nổi rõ hay không. Không cấn in nhưng hình ảnh vẫn hiển thị trên giấy, kỹ thuật này thích hợp với các loại giấy mỹ thuật có bề mặt xốp.  
in an dep

4. Phủ UV
Phủ UV là phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp màng mực UV. Có 2 kiểu làm là cán UV toàn phần (phủ lên toàn bộ bề mặt tờ giấy) & cán UV từng phần (chỉ phủ lên những chi tiết, hình ảnh đòi hỏi có hiệu ứng mà thôi). Phần được phủ UV sẽ trong suốt nhưng lại bóng bẩy khiến nó trở nên nổi bật dưới ánh sáng. Bông hoa là lớp UV trong suốt, khi có ánh sáng sẽ óng ánh.

in an dep

5. In màu pha

Một bản in offset được tạo thành từ 4 màu C(Cyan-xanh), M(Magenta-hồng), Y(Yellow-vàng), K(Black -đen). Sự kết hợp của 4 màu này tạo thành tất cả các màu sắc hiển thị trên ấn phẩm. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt theo yêu cầu về màu sắc của bộ nhận diện thương hiệu hoặc màu sắc có ánh nhũ, màu có chất dạ quang…

Những màu này, hệ in CMYK không thể mô phỏng được nên phải dùng mực đã được pha sẵn để in. Gần đây, rất nhiều tạp chí cũng dùng cách này để làm nổi bật tên tạp chí trên kệ báo. Đối với một số nhãn sản phẩm, màu pha được in ấn thêm để tránh giả mạo.  

6. Cấn bế

Ở kỹ thuật này, nhà in / công ty in sẽ làm khuôn để bế thành phẩm thành hình theo ý muốn.Tuy nhiên, giấy phải dủ dầy thì mới có thể bế sắt nét và đẹp.  

in an dep

In ấn công nghệ nanocure

Nanocure là dự án nghiên cứu các kiến thức ứng dụng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cho ngành công nghiệp in ấn bằng phương pháp nano đặc biệt. Đây là lý do tại sao ManRoland thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong việc nghiên cứu dự án liên quan đến công nghệ nano.
in an

Ứng dụng công nghệ Nanocure vào in ấn

Điểm chính ở đây là Dự án Nanocure (BMF Fkz 13 N 9115) mà ManRoland cùng với các công ty đối tác đang nghiên cứu là xúc tiến các ứng dụng công nghệ nano trong lĩnh vực in ấn.

Trong ngành công nghiệp in ấn cũng như trong lĩnh vực tráng phủ kim loại, phương pháp polymer hóa cô cứng bằng các bức xạ đã phát triển rất nhanh chóng. Dự án Nanocure tập trung vào các ứng dụng công nghệ nano cho việc xử lý bằng các bức xạ. Ưu điểm của các phương pháp nghiên cứu mới này sẽ giúp cho công nghệ in UV được cải tiến nhiều hơn nữa.

in an

Nghiên cứu công nghệ in UV trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng bình quân trong việc tiêu thụ mực in UV nằm vào khoảng từ 5 đến 8%. Lý do là vì sản lượng in ấn tăng nhanh khi dùng mực UV, mực in ấn khô ngay lập tức cho phép mang sản phẩm in ấn tiếp tục đi gia công mà không cần phải chờ đợi, công đoạn in ấn nhanh chóng hoàn thành. 

Một ưu điểm nữa của công nghệ in UV xuất phát từ bản chất của mực vì chúng ở dạng hòa tan tự do (solvent-free). Ngay cả đối với các loại vật liệu không thấm hút, vốn rất khó khăn khi in với các phương pháp in ấn truyền thống (ví dụ như tấm kim loại), lại có thể in tốt bằng mực UV với chất lượng in ấn đẹp vượt trội.

in an

Ứng dụng công nghệ Nanocure vào in ấn

Tuy nhiên những thuận lợi này lại mang đến nhiều khó khăn như hao tốn nhiều năng lượng cho công đoạn làm khô và sự chuyển dịch của các tế bào quang điện trên bề mặt sản phẩm (migration of organic photoinitiators to packaged products). 

Vì vậy các thành viên trong dự án in Nanocure đang phụ trách nghiên cứu phải tìm ra một thế hệ tế bào quang điện (photoinitiator) mới và phương pháp in UV mới. Mục đích của dự án là đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong quá trình chuyển đổi năng lượng bức xạ, một mức năng lượng cao hơn trong môi trường tương thích, không xảy ra rủi ro, và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Hạn chế việc sử dụng túi nilon

Sử dụng túi nilon mang lại rất nhiều thuận lợi trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, nên việc hạn chế nó cần phải bắt đầu từ ý thức của người dân.
Ngày nay, túi nilon đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng là mặt hàng khá quen thuộc. 

Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến. Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu – những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của con người. Do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. 

 tui nilon
Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người. 

Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.

Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh, bên cạnh đó túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan
tui nilon Hạn chế in ấn sử dụng túi nilon
Trong trào lưu chung của thế giới các túi nilon chủ yếu sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường với số lượng ngày một tăng. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho nhân loại. Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất in túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Anh và một số bang ở Mỹ, Thuỵ Sĩ, Nam Phi, Đan Mạch. 

Ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như:Uganda, Kenya, Tanzania cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường

Hiện tại nước ta có nhiều giải pháp làm giảm thiểu việc sử dụng túi nilong như:
- Hạn chế việc sử dụng túi nilong trong sinh hoạt hằng ngày của người dân.
- Đánh thuế môi trường đối với túi nilon.
- Tái chế, tái sử dụng túi nilong.

Tôi xin mạnh dạn phân tích những mặt thuận lợi và bất cập trong việc sử dụng các phương pháp nêu trên
Việc sử dụng túi nilon mang lại rất nhiều thuận lợi trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, nên việc hạn chế nó cần phải bắt đầu từ ý thức của người dân. Thay đổi thói quen của người dân là việc làm rất khó và hiệu quả sẽ không cao.
 tui nilon
Việc đánh thuế môi trường đối với túi nilon phần nào đánh vào kinh tế của những người tiêu dùng nhằm hạn chế việc sử dụng túi nilon nhưng lợi ích mà túi nilon mang lại thì người tiêu dùng vẫn lựa chọn sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày của họ, đối với các doanh nghiệp lớn như thủy sản, sản xuất mì gói, xà phòng.., việc sử dụng túi nilon là hết sức cần thiết, trong đó việc đóng thuế môi trường đối với túi nilon gây ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp. 

Do đó việc đánh thuế môi trường cũng cần phải xem xét lại hiệu quả thực sự của nó.
Bản thân tôi, song song với hai biện pháp trên, thì tôi quan tâm đến việc tái sử dụng túi nilon nhưng bằng cách nào? Tôi xin đưa ra ý kiến của mình như sau:
Trước hết tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc sử dụng túi nilon đối với môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và tương lai như thế nào? Công việc này cần thiết phải các bộ ban ngành liên quan trong việc tuyên truyền ý thức của người dân.

Chị em phụ nữ là nhóm đối tượng tiếp xúc với túi nion nhiều nhất, nên tuyên truyền việc sử dụng lại những túi nilon còn có thể sử dụng được trong sinh hoạt hằng ngày. Công việc này tưởng đơn giản nhưng lại hết sức cần thiết, vì giá trị của túi nilon là không cao, nên việc người dân dễ dàng bỏ đi những túi nilon mà mình tạm thời không cần thiết là lớn.

Biện pháp cuối cùng là phân loại tại nguồn thải, trong sinh hoạt của người dân cần phải có hai thùng rác gắn liền với nhau, có thể dùng 2 màu xanh và đỏ khác nhau để phân biệt, màu xanh đựng những loại rác dễ phân hủy, màu đỏ đụng túi nilon và những vật khó phân hủy, đây là quy định bắt buộc đối với từng hộ gia đình. Cách này đã được áp dụng đối với một số hộ gia đình nhưng hiệu quả chưa cao, nhưng chúng ta cần có biện pháp mạnh và làm triệt để có như thế mới giảm thiểu được việc sử dụng túi nilon
tui nilon

 Đối với nhân viên thu gom rác cũng cần có nguyên tắc nhất định trong công việc, những hộ gia đình nào không thực hiện sẽ có những biện pháp xử lý đối với hộ gia đình đó, biện pháp mạnh nhất là không thu gom rác tại hộ gia đình đó. Sau vài lần như thế bản thân hộ gia đình đó phải tự ý thức được hành động của mình. Sau khi túi nilon đã được phân loại thu gom lại và có biện pháp xử lý riêng. Theo tôi được biết, hiện Viện khoa học Thủy lợi có sáng kiến là dùng máy nén túi nilon và bắn ra dưới dạng viên, có thể tái sử dụng vào những mục đích khác, viện thủy lợi sẵn sàng mua sản phẩm dạng hạt được bắn ra từ túi nilon. Nên quá trình xử lý rác thải từ nilon trở lên đơn giản mà không phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc, hơn nữa có thể mang lại hiệu quả về mặt kinh tế.

Trong bài viết này tôi chưa đi sâu về vấn đề tái chế túi nilon dưới dạng hạt, nếu được quý báo chọn tôi sẽ tìm hiều và đi sâu hơn về vấn đề này.
Việc sử dụng túi nilon tràn nan như hiện nay gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, rất mong những ban ngành liên quan sớm có những biện pháp làm giảm thiểu vì một môi trường xanh sạch đẹp, chúng ta hãy chung tay góp sức bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và con em chúng ta