Nanocure là dự án nghiên cứu các kiến thức ứng dụng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cho ngành công nghiệp in ấn
bằng phương pháp nano đặc biệt. Đây là lý do tại sao ManRoland thực
hiện nhiều hoạt động khác nhau trong việc nghiên cứu dự án liên quan đến
công nghệ nano.
Ứng dụng công nghệ Nanocure vào in ấn
Điểm chính ở đây là Dự
án Nanocure (BMF Fkz 13 N 9115) mà ManRoland cùng với các công ty đối
tác đang nghiên cứu là xúc tiến các ứng dụng công nghệ nano trong lĩnh
vực in ấn.
Trong ngành công nghiệp in ấn cũng như trong lĩnh vực tráng phủ kim loại, phương pháp polymer hóa cô cứng bằng các bức xạ đã phát triển rất nhanh chóng. Dự án Nanocure tập trung vào các ứng dụng công nghệ nano cho việc xử lý bằng các bức xạ. Ưu điểm của các phương pháp nghiên cứu mới này sẽ giúp cho công nghệ in UV được cải tiến nhiều hơn nữa.
Trong ngành công nghiệp in ấn cũng như trong lĩnh vực tráng phủ kim loại, phương pháp polymer hóa cô cứng bằng các bức xạ đã phát triển rất nhanh chóng. Dự án Nanocure tập trung vào các ứng dụng công nghệ nano cho việc xử lý bằng các bức xạ. Ưu điểm của các phương pháp nghiên cứu mới này sẽ giúp cho công nghệ in UV được cải tiến nhiều hơn nữa.
Nghiên cứu công nghệ in UV
trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng bình quân trong việc tiêu
thụ mực in UV nằm vào khoảng từ 5 đến 8%. Lý do là vì sản lượng in ấn
tăng nhanh khi dùng mực UV, mực in ấn khô ngay lập tức cho phép mang sản
phẩm in ấn tiếp tục đi gia công mà không cần phải chờ đợi, công đoạn in ấn nhanh chóng hoàn thành.
Một ưu điểm nữa của công nghệ in UV xuất
phát từ bản chất của mực vì chúng ở dạng hòa tan tự do (solvent-free).
Ngay cả đối với các loại vật liệu không thấm hút, vốn rất khó khăn khi
in với các phương pháp in ấn truyền thống (ví dụ như tấm kim loại), lại
có thể in tốt bằng mực UV với chất lượng in ấn đẹp vượt trội.
Ứng dụng công nghệ Nanocure vào in ấn
Tuy nhiên những thuận lợi này lại mang
đến nhiều khó khăn như hao tốn nhiều năng lượng cho công đoạn làm khô và
sự chuyển dịch của các tế bào quang điện trên bề mặt sản phẩm
(migration of organic photoinitiators to packaged products).
Vì vậy các
thành viên trong dự án in Nanocure đang phụ trách nghiên cứu phải tìm ra
một thế hệ tế bào quang điện (photoinitiator) mới và phương pháp in UV
mới. Mục đích của dự án là đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong quá
trình chuyển đổi năng lượng bức xạ, một mức năng lượng cao hơn trong môi
trường tương thích, không xảy ra rủi ro, và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét