Nhãn hiệu hàng hóa là những hình ảnh, thông tin được in, khắc lên sản phẩm,
bao bì,
nhãn mác… nhằm phân biệt sản phẩm của
từng nhãn hàng trên thị trường.
Trong các hoạt động kinh doanh ngày nay, nhãn hiệu hãng hoá là một phần
không thể thiếu đối với các công ty. Tuy nhiên, để nhãn hiệu hàng hoá thực sự
có thể giúp sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh thì không phải công ty nào
cũng thực hiện được
Nếu công ty có một nhãn hiệu hàng hoá uy tín, đi sâu vào tâm trí khách
hàng thì công ty sẽ có vị thế vững chắc trên thị trường, nhờ đó việc mở rộng thị
trường hay tìm kiếm thị trường mới cũng dễ dàng hơn nhiều. Nhãn hiệu hàng hoá
ngoài tính độc đáo, dễ phân biệt, dễ nhớ thì một yêu cầu đặt ra là phải thể hiện
được chất xám cũng như công nghệ kỹ thuật của nhà sản xuất đầu tư vào sản phẩm
của mình.
Nhãn hiệu hàng hoá luôn là sự quan tâm hàng đầu khi khách hàng đi mua
sám một sản phẩm nào đó. Rất nhiều công ty không biết hay lúng túng khi tạo dựng
cho sản phẩm của mình một nhãn hiệu hàng hoá riêng.
Nhiều công ty thường đặt tên cho sản phẩm của mình một cách tự nhiên,
không có sự nghiên cứu, tiếp cận thị trường để tìm hiểu kỹ sở thích hay sự quan
tâm của khách hàng, có công ty thiên về sự quen thuộc, có nơi lại lấy tên người
thân ra để xây dựng nhãn hiệu hàng hoá.
Thực tế cho thấy, các công ty lớn, hoạt động kinh doanh mang tính chiến
lược luôn tìm ra cho mình những cách thức xây dựng nhãn hiệu hàng hoá phù hợp,
mang tính thị hiếu cao, đẩy mạnh việc thu hút khách hàng. Công ty BG Search của
Anh đã tổng kết một số xu hướng đặt tên của các công ty lớn:
Đặt tên cho từng sản phẩm khác
nhau.
Đây là phương thức được nhiều công ty sử dụng nhất. Theo sự đánh giá
chung thì nhược điểm của phương pháp này là khá tốn kém cho các lần đăng ký
nhãn hiệu cũng như bảo vệ nhãn hiệu, nhưng bù lại có thể thu hút được khách
hàng khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn đa dạng khác nhau. Các sản phẩm của
doanh nghiệp sẽ phong phú và đa dạng hơn khi có nhiều nhãn hiệu khác nhau, đồng
thời công ty có thể chủ động chống hàng giả. Điển hình là công ty P&G, với
cùng một loại hàng nước gội đầu nhưng hãng có tới hàng chục nhãn hiệu khác nhau
như Head&Shoulder, Rejoice, Pantene,…
Đặt một tên chung.
Phương pháp này góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí tiếp thị. Tuy
nhiên, nếu một công ty có nhiều sản phẩm khác nhau thì phương pháp này sẽ có những
hạn chế nhất định. Ví dụ như trường hợp nhãn hiệu DUCK, hãy thử tưởng tượng bạn
đánh răng mà lại nghĩ ngay đến nước tẩy rửa xem có bị “ghê” không?
Xây dựng nhãn hiệu hàng hoá khiến khách hàng liên tưởng đến loại sản phẩm
và công dụng.
Walkman là nhãn hiệu head phone của Sony. Từ nhãn hiệu đó giúp khách
hàng liên tưởng đến sản phẩm mà người đi bộ có thể dùng được, đồng thời khách
hàng sẽ hình dung nó nhỏ bé và tiện lợi. Hoặc như Mostfly khiến khách hàng liên
tưởng đến muỗi và ruồi (mosquito và fly).
Đặt tên giúp khách hàng liên tưởng
đến chất lượng hàng hoá.
Clear làm cho khác hàng biết đến sự sạch sẽ, từ đó dầu gội đầu nhãn hiệu
Clear sẽ được chú ý hơn, hay pin Duracell là từ kết hợp của Durable nghĩa là bền
với Cell là pin, hay Energizer là tràn đầy sinh lực.
Bên cạnh những phương thức đặt tên trên, nhiều công ty còn sử dụng những
nhãn hiệu hàng hoá đặc trưng để khiến sản phẩm của mình thành hàng độc giúp
khách hàng dễ nhớ, dễ phân biệt như Xerox, HP,… bởi trong tiếng Anh những từ tận
cùng bằng h, x … mà đứng trước nó là nguyên âm rất khó tìm.
Có thể nói, nhãn hiệu hàng hoá là một trong những yếu tố quyết định đến
hoạt động kinh doanh của công ty, Thông qua nhãn hiệu hàng hoá mà khách hàng và
người tiêu dùng biết tới hình ảnh của nhà sản xuất và ngược lại. Đồng thời với
một nhãn hiệu hàng hoá uy tín, các công ty có thể khẳng định chất lượng sản phẩm
của mình.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay,
công ty nào có được một phương pháp tạo dựng nhãn hiệu hàng hoá mạnh và đúng đắn,
cùng với chiến lược phát triển, tiếp thị sản phẩm đạt hiệu quả cao thì sẽ có được
những khoản lợi nhuận khổng lồ, thu hút được ngày một nhiều khách hàng hơn.
Một yếu tố quan trọng mà các công ty không thể quên trong chiến lược
phát triển nhãn hiệu của mình là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vì công ty
chỉ thực sự sở hữu nhãn hiệu hàng đó nếu được cơ quan có thẩm quyền công nhận
và bảo hộ.