Hiển thị các bài đăng có nhãn in offset. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in offset. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Giấy dùng in offset


Hiện tại có rất nhiều loại giấy trên thị trường. Vậy loại giấy dùng trong in offset là loại nào? Với bài viết này mong sẽ giới thiệu với các bạn các loại giấy phù hợp cho in offset. Loại giấy nào thường được dùng để in offset? Dưới đây là một số loại giấy thông dụng thường dùng để in offset.

Định lượng giấy g/m2: nghĩa là cân nặng của một tờ giấy với một diện tích là 1m2. Ví dụ nói giấy Duplex 500, có nghĩa là 1 tờ giấy 1m2 đó nặng 500g. Và dĩ nhiên, giấy D500 (Duplex 500) dày hơn giấy D300.

in, in an, in offset


Loại giấy + công dụng :

- Giấy Ford: là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 trong các tiệm Photo, định lượng thường là 70-80-90g/m2 ... Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, nhỏ, giấy Note, letter head, hóa đơn, tập học sinh ...

- Giấy Bristol: có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster, thiệp cưới, thiệp mời ... định lượng thường thấy ở mức 230 - 350g/m2. Giấy Ivory cũng tương tự như Bristol, nhưng mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm.

- Giấy Couche: có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure... Định lượng vào khoảng 90-210g/m2. Còn C matt cũng tương tự nhưng chất lượng dỡ hơn chút.

- Giấy Duplex: có bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2.

- Giấy Crystal: có một mặt rất lán bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm...

- Ngoài ra còn có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc ... in bằng khen, thiệp cưới ... các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa ...

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Đánh giá về chất lượng in offset


Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá chất lượng (tờ) in offset đó là tờ in ra phải giống mẫu (hoặc tờ in thử) về màu sắc và các tờ in phải đều màu (không dao động màu) trong toàn bộ sản lượng in ấnTrong thực tế khách hàng thường phàn nàn là sản phẩm in ra không giống màu mẫu và các tờ in không đều.

Những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình in ấn ảnh hưởng đến màu sắc tờ in (và do đó đến chất lượng in) đó là:

• Độ dày lớp mực trên giấy (tỉ lệ với Mật độ tông nguyên DV khi đo bằng Mật độ kế)

• Độ lớn điểm tram và

• Độ chồng mực (gắn chặt với thứ tự in chồng màu).

in an, in offset, in

Để đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố này, bên cạnh việc quan sát bằng mắt, người ta phải sử dụng dụng cụ đo để có sự đáng giá khách quan, loại bỏ ảo giác chủ quan. Dụng cụ thông dụng nhất là Mật độ kế.

Trong phạm vi viết bài này, xin chỉ đề cập đến yếu tố thứ 3 là vấn đề Thứ tự in chồng màu, ảnh hưởng của nó đến chất lượng in, đang là vấn đề nhiều bạn quan tâm.

Thứ tự in chồng màu ảnh hưởng đến độ nhận mực và do vậy ảnh hưởng đến màu in ra. Có sự khác biệt khi in một màu lên giấy trắng, in màu đó lên một lớp mực in trước đã khổ, hoặc in 2 hay 4 màu in ướt - chồng – ướt. Khi in ướt - chồng – khô (tức là in nhiều màu trên một máy một màu) và ướt - chồng – ướt, độ nhận mực có độ khác biệt ảnh hưởng đến kết quả in, đặt biệc đôi với ướt - chồng – ướt thì độ tách dính (tack) của mực in có vai trò rất quan trọng, nó phài giảm dần từ đơn vị đầu đến đơn vị cuối.

Phụ thuộc tính chất công việc in, lọai máy (một hay nhiều màu, tức là in ướt - chồng – khô, ướt - chồng - ướt) và hiệu quả màu sắc cần có mà thay đổi thứ tự chồng màu. Nếu công việc đã được in thử , cần phải giờ đúng thứ tự khi in thử.

Ơû các nước có đến công nghiệp in phát triển, người ta đã đề ra biện pháp Tiêu chuẩn hóa, để loại những ảnh hưởng của thứ tự in chồng màu đến kết quả in. Quá trình in thử và in sản lượng được thực hiện theo một tiêu chuẩn qui định. Một thứ tự in chồng màu thống nhất ở tất cả các xí nghiệp in cho phép so sánh được chất lượng in ở các xí nghiệp khác nhau, đồng thời có thể đặt sản xuất mực có độ tách dính giảm dần theo tiêu chuẩn chồng màu tiêu chuẩn, tạo thuận lợi cho người thợ in.

Thứ tự in chồng màu tiêu chuẩn được sử dụng phố biến ở các nước Châu Âu là:

• In 4 màu ướt - chồng – ướt (máy nhiều màu)

Đen – Xanh - Đỏ magenta – Vàng.

• In 2 màu ướt - chồng – ướt và ướt - chồng – khô:

Xanh cyan - Đỏ magenta -> Đen - Vàng

• In 1 màu ướt - chồng – khô:

Xanh cyan -> Đỏ magenta -> Vàng -> Đen.

ở nước ta hiện nay, điều kiện sản xuất ở các xí nghiệp in cò nhiều khác biệt, đặt biệt là chúng ta sử dụng nhiều loại mực in nhập từ nhiều nước khác nhau đến chưa thể có tiêu chuẩn quốc gia thống nhất. Hậu quả của việc đánh giá chất lượng in phụ thuộc chủ quan của người thợ, mỗi xí nghiệp và việc tranh cãi là tất nhiên, đặc biệt là về ảnh hưởng đến kết quả in của thứ tự in chồng màu.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay trước khi có tiêu chuẩn quốc gia thống nhất, chúng ta có thể thực hiện tiêu chuẩn hóa Thứ tự in chồng màu ở từng xí nghiệp (thuận tiện nhất có lẽ đến sử dụng Thứ tự in chồng màu tiêu chuẩn mà các nước công nghiệp in tiên tiến đang áp dụng, trước khi chúng ta nghiên cứu tìm ra tiêu chuẩn phù hợp cho mình), trao đổi với các Công ty vật tư in để đặt mua mực in tiêu chuẩn có các tính chất, đặc biệt là tính tách dính phù hợp với Thứ tự in chồng màu tiêu chuẩn của xí nghiệp. Làm được điều này chúng ta loại bỏ được một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng in để ổn định các yếu tố khác.

Tiêu chuẩn hóa phương pháp in offset là xu thể tất yếu, vì chỉ có như vậy chúng ta mới ổn định được chất lượng in. Các biện pháp tiêu chuẩn hóa ở các công đọan bình phim, phơi bản, in thử và in sản lượng tạo thuận lợi phối hợp các khâu, loại bỏ tối đa từ đầu các sơ sót để có chất lượng in cao ổn định. Ngay từ bây giờ chúng ra cần chuẩn bị các điều kiện để có thể tiến tới tiêu chuẩn hóa phương pháp in offset, trước hết là nâng cao trình độ hiểu biết về chất lượng, quản lý chất lượng và sử dụng kỹ thuật đo trong ngành in.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

In ấn bao bì cần sự đam mê

Tất cả các trang thiết bị hay đồ dùng,vật dụng hằng ngày đều phải sử dụng bao bì (giấy, nhựa, kim loại...) và bao bì càng in ấn đẹp càng bắt mắt. Ðó là chưa kể đến rất nhiều các loại thiết kế, biểu mẫu, quảng cáo, sách báo, tạp chí... với yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹ, chất lượng ngày càng cao cần sự "ra tay" của nhân lực ngành in ấn nhưng hiện nhân lực ngành in ấn đang thiếu trầm trọng.
nghe in an bao bi can nguoi dam me sang tao | In ấn
Nghề in ấn bao bì cần người đam mê sáng tạo

Với thực tế đó, lựa chọn học các nghề liên quan đến in ấn để vào đời đang ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ (ngành in) với những thay đổi từng ngày, mê sự sáng tạo trong từng thành phẩm in và quan trọng nhất là tìm kiếm một công việc ổn định.

Ở TP.HCM hiện có Trường trung cấp nghề An Ðức, Trường trung cấp nghề In TP.HCM đào tạo hệ trung cấp nghề cùng một số công ty chuyên về in ấn, quảng cáo tổ chức đào tạo các công việc cụ thể của nghề qua các khóa học ngắn hạn. 

Với hệ trung cấp, học sinh có thể có các lựa chọn trực tiếp về nghề in về chế bản in, công nghệ in offset, in PP, in Hiflex, công nghệ in lụa, công nghệ in ống đồng, công nghệ in flexo hay các nghề có liên quan như công ty in ấn (dành cho nghề in), thiết kế đồ họa nghề in, thành phẩm in...

nghe in an bao bi can nguoi dam me sang tao | In ấn

Nghề in ấn bao bì cần người đam mê sáng tạo

Các khóa đào tạo ngắn hạn từ 3-6 tháng các kiến thức liên quan đến công nghệ sản xuất bao bì, kỹ thuật in ấn offset, kỹ thuật chế bản điện tử, xử lý ảnh Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Indesign...