Mặc dù đạt kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 3,9 tỷ USD trong năm 2011(tăng
500 triệu USD so với 2010)nhưng ngành gỗ đã và đang bộc lộ nhiều điểm
yếu. Theocác chuyên gia, năm 2012 ngành gỗ sẽ phải đối mặt với nhiều
thách thức hơn,và việc tìm ra một hướng đi phù hợp đang trở thành vấn đề
bức thiết hiện nay cho các doanh nghiệp trong ngành.
Công Thương – Đẩy mạnh xúc tiến thương mại
Theo đánh giá của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh, trong
năm 2011 có đến 55% doanh nghiệp gỗ trong nước bị lỗ trong sản xuất kinh
doanh và đang sản xuất cầm chừng, khoảng 30% DN đang hoạt động ở mức
hòa vốn, móc áo
chỉ còn khoảng 15% DN có lãi, nhưng hầu hết lãi ở mức rất thấp. Dù
trong năm ngành này đã về đích khoảng 3,9 tỷ USD, nhưng lợi nhuận mà các
DN thu về không nhiều, trong đó, khả năng cạnh tranh yếu hơn cả là các
DN ở miền Trung. Nguyên nhân là do miền Trung vốn có thế mạnh về đồ gỗ
ngoài trời nên việc nền kinh tế Châu Âu bị suy thoái đã làm giảm đáng kế
lượng xuất khẩu của vùng qua thị trường này.
Ông Trần Quốc Mạnh – Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM
(Hawa) cho biết, bước sang năm 2012, thị trường sẽ còn gặp nhiều thách
thức như quy chế tăng cường lâm luật, quản lý và thương mại lâm sản
(FLEGT) của Liên minh châu Âu (EU) sẽ có hiệu lực vào ngày 3/3/2012.
Thêm vào đó, việc xuất khẩu sang Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do các
chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ sau khi gỡ bỏ trần nợ công.
Xu hướng trong năm 2012 của ngành xuất khẩu gỗ là chuyển từ bàn ghế
ngoài trời sang làm bàn ghế trong nhà. Điều quan trọng là DN phải tính
toán hợp lý, tập trung vào dòng hàng có giá cả phù hợp với từng thị
trường và nâng cao chất lượng móc áo,
mẫu mã sản phẩm. Mặt khác, các DN sẽ phải cạnh tranh ngày càng gay gắt
hơn khi DN lớn đơn hàng nhiều còn DN nhỏ sẽ bị yếu đi. Việc cần làm ngay
đối với các DN lúc này là đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chú trọng thị
trường trong nước. Bản thân các DN cần ý thức được rằng maketing tốt,
thị trường tốt thì sẽ không có trở ngại nào không thể vượt qua.
Cũng theo ông Mạnh, ngoài các thị trường truyền thống, DN phải trực
tiếp khảo sát, mở rộng thị trường mới như Trung Đông, Nga, Đông Âu… Dự
kiến trong năm nay, Hawa sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại
để đồng hành cùng DN như: tham gia Hội chợ đồ gỗ Las Vegas tại Mỹ để
quảng bá – tìm đối tác, thực hiện tốt hội chợ Vifa Home 2012 và hỗ trợ
DN đẩy mạnh xây dựng hệ thống phân phối nội địa.
Tập trung vào sản phẩm móc gỗ có chất lượng cao!
Nhận định về khả năng “chống chọi” và vượt khó ngoạn mục của các DN
gỗ trong năm qua, Hawa cho rằng, hầu hết các DN có mức tăng trưởng dương
và xuất khẩu tốt là những DN đã đầu tư tốt thị trường nội địa. Vì vậy,
Hawa khuyến cáo các DN gỗ trong thời gian tới phải có chiến lược quảng
bá và phân phối sản phẩm ngay tại “sân nhà” , tránh phụ thuộc vào một
vài thị trường để hạn chế rủi ro.
Giám đốc một công ty gỗ tại Bình Dương chia sẻ, đồ gỗ, nội thất VN đã
ra được thị trường thế giới thì không có lý do gì không chinh phục được
thị trường nội địa, vấn đề là DN có quyết tâm hay không. Điều quan
trọng là DN cần tổ chức lại khâu sản xuất móc gỗ,
cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp thị hiếu trong nước. DN cần dựa
vào thực lực của mình chứ không nên dựa vào tình cảm, mối quan hệ cá
nhân để bán hàng.
Ông Nguyễn An Điềm- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Fisico (Bình
Định)- cho biết, Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và đồ ngoại thất vốn là
một lợi thế trước đây của Fisico, tuy nhiên mấy năm trở lại đây ,loại
hàng này hầu như không có cơ hội nhận được những đơn hàng lớn. Do vậy,
công ty đã nhanh chóng chuyển hướng đầu tư sâu vào sản xuất gỗ nhân tạo như ván ép, ván sợi… đồng thời tập trung xây dựng hệ thống kênh phân phối tại thị trường nội địa.
Bà Ngô Thị Hồng Thu, Phó TGĐ công ty gỗ Trường Thành chia sẻ, ngoài
xuất khẩu, TTF rất chú trọng thị trường nội địa với phân khúc thị trường
trung và cao cấp. Hiện nay TTF có cả hệ thống bán lẻ trực tiếp, hệ
thống phân phối thông qua các siêu thị như Thiên Hòa, Đệ Nhất Phan
Khang, Mê Linh Plaza… và các đại lý cấp 1 trên toàn quốc. Ngoài ra, công
ty còn thực hiện mảng thi công công trình trang trí nội thất cho các
khu nghỉ mát, khách sạn 5-6 sao, trung tâm thương mại, tàu du lịch… theo
phân khúc cao cấp, chẳng hạn các công trình mà TTF đã và đang làm cho
Vincom trải dài từ Bắc đến Nam.
Còn theo ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Công ty TNHH B.A (BOUTIQUE),
từ khi việc xuất khẩu không thuận lợi, công ty đã chuyển hưởng kinh
doanh bằng cách đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa với sự tập trung
sản phẩm móc gỗ
vào phân khúc cao cấp. Việc phân phối tốt tại thị trường nội địa đã
giúp BOUTIQUE đứng vững trong khủng hoảng suốt mấy năm nay.
Dù có nhiều ý
kiến cho rằng, việc cạnh tranh hàng nội thất với hàng Trung Quốc là rất
khó khăn nhưng BOUTIQUE tự tin có thể đánh bại được hàng Trung Quốc. Lý
giải điều này, ông Chương nói “Hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam chỉ là
mặt hàng nội thất làm bằng kim loại, nhựa
và nệm. Còn mặt hàng bằng gỗ thì hoàn toàn rất ít, không đáng kể để mà
cạnh tranh”. Tuy nhiên, để làm được điều này, BOUTIQUE đã phải đầu tư
bài bản từ khâu thiết kế cho tới việc trưng bày sản phẩm và cân đối giá
thành sao cho phù hợp mà vẫn có lãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét